Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 17
- 24.743
Tiểu đường gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, trong đó, tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn do chỉ chiếm 5-10% các trường hợp mắc tiểu đường khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường type 1 có lượng đường trong máu cao nếu không được kiểm soát sẽ gây nhiều biến chứng có hại, đặc biệt là đối với người cao tuổi, vì đây là nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, suy thận và bệnh tim hơn so với người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường type 1 ở người cao tuổi là một rối loạn chuyển hóa mãn tính được đặc trưng bởi mức đường huyết cao do cơ thể không sản xuất đủ hoặc không sản xuất được insulin.
Insulin là hormone do tuyến tụy sản xuất ra, có vai trò điều chỉnh mức đường trong máu và cho phép cơ thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng. Trường hợp không có insulin thì glucose trong máu không thể đi vào tế bào, tình trạng này ở người cao tuổi nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng nhiều cơ quan khác nhau, nhất là mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu nhỏ.
Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người bệnh tiểu đường type 1 hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống bình thường.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1, các biến chứng về tim mạch có thể xuất hiện sớm cùng với tình trạng tăng đường huyết gồm:
Bên cạnh đó, tiểu đường type 1 còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ảnh hưởng sức khỏe người già như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hẹp động mạch và tăng huyết áp.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính nguy hiểm khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1 cần lưu ý.
Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL thường do nguyên nhân người bệnh dùng insulin hoặc các thuốc giải phóng insulin không đúng cách trong thời gian dài hoặc do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết như tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy đói, nói chuyện lắp, mất khả năng tập trung, co giật,…
Và càng nguy hiểm hơn khi hạ đường huyết ở người cao tuổi mắc tiểu đường type 1 có thể xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng tổn thương thần kinh, hay còn gọi là bệnh thần kinh tiểu đường, là một trong những biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh tiểu đường type 1.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường, nếu mức đường huyết không được kiểm soát tốt, các dây thần kinh trong cơ thể có thể bị tổn thương do lượng đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng của biến chứng này bao gồm đau, tê bì, cảm giác châm chích, và mất cảm giác ở tay, chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mất hoàn toàn khả năng cảm nhận, dẫn đến các vết thương không được phát hiện kịp thời, gây loét và nhiễm trùng.
Ngoài ra, tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, gây rối loạn tiêu hóa, tiểu không tự chủ và các vấn đề về ảnh hưởng sức khỏe tuổi già.
Khi mức đường huyết trong máu cao, các mạch máu nhỏ trong thận có thể bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu. Triệu chứng ban đầu của tổn thương thận do tiểu đường thường không rõ ràng, nhưng có thể bao gồm tiểu đêm, mệt mỏi và sưng phù ở chân.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời, tổn thương thận có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận, buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Biến chứng không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường type 1 là mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, lâu dài dễ dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe người già về thị lực như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Khi người cao tuổi có đường huyết cao kéo dài, các dây thần kinh và mạch máu ở chân có thể bị tổn thương, gây ra mất cảm giác và lưu thông máu kém. Điều này khiến các vết thương nhỏ, như vết cắt hay phỏng, dễ bị nhiễm trùng và khó lành. Nếu không được chăm sóc kịp thời, các vết loét có thể lan rộng và dẫn đến hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ chi.
Để phòng ngừa biến chứng này, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc tiểu đường, người bệnh cần được kiểm tra bàn chân hàng ngày, giữ vệ sinh tốt và duy trì đường huyết ổn định.
Bệnh tiểu đường type 1 có thể gây ra nhiều vấn đề về da và miệng do ảnh hưởng của đường huyết cao.
Về da, người bệnh dễ bị khô, ngứa và nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm. Một số người có thể xuất hiện các vết thâm, sần sùi hoặc nổi mụn nước trên da, đây được gọi là bệnh da tiểu đường.
Đối với miệng, đường huyết cao làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, dẫn đến các vấn đề như viêm nướu, sâu răng và nấm miệng.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1, việc kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp quản lý bệnh hiệu quả.
Tiểu đường type 1 là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu dao động mạnh. Việc kiểm tra thường xuyên giúp người bệnh theo dõi mức đường huyết của mình, từ đó điều chỉnh liều insulin phù hợp, tránh tình trạng đường huyết quá cao (tăng đường huyết) hoặc quá thấp (hạ đường huyết).
Đồng thời, kiểm tra đường huyết đều đặn cũng giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe tuổi già như tổn thương thần kinh, thận, tim mạch và mắt.
Đối với cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bệnh tiểu đường type 1, việc sử dụng insulin và các loại thuốc khác cần được thực hiện cẩn thận và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Insulin là liệu pháp chính để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng liều lượng và thời điểm tiêm cần được điều chỉnh dựa trên mức đường huyết hiện tại, chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất của người bệnh. Việc tiêm insulin không đúng liều có thể dẫn đến hạ đường huyết, gây chóng mặt, mệt mỏi, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến hôn mê.
Ngoài ra, các loại thuốc bổ sung như thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol cũng thường được kê kèm theo để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Bệnh nhân cần lưu ý về tương tác thuốc, tránh sử dụng các thuốc không được chỉ định và luôn thông báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Đặc biệt, việc bảo quản insulin đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Việc lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe hàng ngày là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 nhằm quản lý bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.
Kế hoạch này bao gồm việc kiểm tra mức đường huyết nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước và sau bữa ăn, khi tập thể dục và trước khi đi ngủ. Điều này giúp bệnh nhân điều chỉnh liều insulin và chế độ ăn uống phù hợp.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra các triệu chứng như khô miệng, mệt mỏi, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng da khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng cần được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, người chăm sóc cũng nên theo dõi tình trạng chân của người bệnh, đặc biệt là các vết thương nhỏ, để tránh nguy cơ loét bàn chân.
Việc ghi chép các kết quả kiểm tra và triệu chứng hàng ngày giúp bác sĩ có thông tin chính xác hơn trong các lần thăm khám định kỳ, từ đó điều chỉnh kế hoạch điều trị một cách hiệu quả.
Người cao tuổi bệnh tiểu đường type 1 nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo việc quản lý bệnh được hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ theo dõi mức đường huyết, điều chỉnh liều insulin và đánh giá các chỉ số quan trọng như huyết áp, cholesterol để giảm nguy cơ biến chứng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe người già như nhiễm trùng, tổn thương da và các triệu chứng bất thường khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn về chế độ ăn uống, lối sống và hỗ trợ tâm lý, giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng trong cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bệnh tiểu đường type 1, vì căn bệnh này có thể gây ra căng thẳng, lo âu, và thậm chí là trầm cảm. Dưới đây là một số cách để duy trì sức khỏe tinh thần tốt cho người bệnh:
Đọc thêm:
Nhìn chung, bệnh tiểu đường ở người già là bệnh lý khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nguy cơ này có thể được cải thiện rất nhiều bằng cách điều trị y tế, điều chỉnh lối sống và áp dụng cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.
Để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích và kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn đọc hãy nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247!
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn