Sổ Tay Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa Suy Thận

Bệnh suy thận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, để việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi diễn ra đúng cách, chúng ta cần chú trọng đến các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh suy thận.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu về bệnh suy thận qua bài viết dưới đây để từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả hơn.

Bệnh suy thận là gì?

Thận hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa. Khi đó, kích thước của thận cũng dần giảm đi, dẫn đến lưu lượng máu đi qua thận giảm, ảnh hưởng chức năng lọc máu và chất thải. Vì thế, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn so với các độ tuổi khác.

Suy thận hiện được chia ra làm hai loại là suy thận mạn tính và suy thận cấp tính. 

Suy thận cấp tính

Suy thận cấp tính hay tổn thương thận cấp là tình trạng suy giảm cấp tính về mức độ lọc cầu thận trong vài giờ đến vài ngày. Điều này khiến chất thải, chất điện giải dư thừa không được đào thải ra khỏi máu.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Bệnh suy thận cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn tùy vào chức năng thận nền tảng, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách. 

Suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính xảy ra khi chức năng thận của người cao tuổi suy giảm dưới mức bình thường. Bệnh thường tiến triển chậm và không gây ra triệu chứng đến khi người bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm. Nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm y khoa, gia đình rất dễ bỏ qua triệu chứng suy thận mạn tính khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Khi người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Đồng thời, thận cũng không thể loại bỏ các chất thải dẫn đến chúng tồn đọng bên trong cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi.

Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp ở người cao tuổi

Triệu chứng của bệnh suy thận có thể tiến triển theo thời gian khi các tổn thương phát triển chậm, thường không đặc hiệu. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu, người cao tuổi mắc bệnh suy thận thường không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng do thận vẫn còn khả năng bù trừ tốt.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Khi bệnh suy thận đã đến giai đoạn trễ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng dễ thấy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như sau:

  • Người bệnh chán ăn, nôn và buồn nôn bất thường, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, sa sút tinh thần, chóng mặt, hoa mắt.
  • Người bệnh tiểu tiện bất thường, có nước tiểu bọt, tiểu nhiều vào ban đêm hay lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Đồng thời, người cao tuổi mắc bệnh suy thận cũng có thể gặp phải màu nước tiểu nhạt hoặc đậm hơn, thậm chí có thể lẫn máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.
  • Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể ớn lạnh, uể oải, cơ bắp co giật, chuột rút hay chân, tay, mặt, cổ bị phù bất thường, khó kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
  • Người bệnh cảm giác ngứa dai dẳng hay hông lưng bị đau không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh có thể bị khó thở nếu có tình trạng phù phổi hay bị đau ngực nếu có hiện tượng tràn dịch màng tim.

Vì thế, khi người cao tuổi xuất hiện các triệu chứng bất thường như trên nên sớm thăm khám cùng bác sĩ để được điều trị và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.

Suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Khi chăm sóc người già, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh suy thận và sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tinh thần của họ. Điều này giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách, dễ dàng thấu hiểu và hỗ trợ họ hồi phục tốt hơn.

Thiếu máu

Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, người cao tuổi rất dễ bị thiếu máu, có thể khởi phát ở giai đoạn đầu của bệnh và trầm trọng hơn các giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân gây thiếu máu ở người cao tuổi bị suy thận mạn tính là do quá trình tạo ra erythropoietin ở thận bị suy giảm.

Erythropoietin là chất đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình tạo máu (hồng cầu) của cơ thể. Khi số lượng erythropoietin tạo ra bị suy giảm, cơ thể sẽ bị thiếu hụt hồng cầu, gây thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Khi chức năng thận bị suy giảm, hệ thống hormone điều hòa huyết áp phải hoạt động nhiều hơn để tăng lượng máu cần thiết cung cấp cho các cơ quan, trong đó có thận. Khi đó, tim phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, lâu dần có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi.

Xương yếu, dễ gãy

Để xương chắc khỏe, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D, canxi, photpho. Lúc này, thận sẽ là cơ quan quan trọng giữ cho hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết ở mức ổn định, bảo vệ xương chắc khỏe. 

Khi chức năng của thận bị suy giảm, tình trạng rối loạn cân bằng chất khoáng canxi và photpho, thiếu hụt canxi trong xương sẽ diễn ra. Người cao tuổi vì vậy dễ gặp phải các nguy cơ xương yếu, dễ gãy.

Cơ thể bị tích tụ nước

Bệnh suy thận có thể gây tình trạng tích tụ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể người bệnh, dẫn đến các vấn đề về cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng của tim và phổi. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng bất thường như khó thở do phổi tích tụ nước, sưng tấy bàn chân hay nhịp tim nhanh hơn bình thường.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Vì thế, khi chăm sóc người già cần đặc biệt chú ý các triệu chứng bất thường để kịp thời can thiệp, nâng cao hiệu quả điều trị. 

Nguyên nhân gây bệnh suy thận cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể

Lão hóa là quá trình thay đổi tất yếu của cơ thể sống, xảy ra tự nhiên và liên tục theo ảnh hưởng của thời gian. Tùy theo cơ địa, sức khỏe và lối sống của từng cá nhân, lão hóa có thể đến sớm hoặc muộn.

Sau tuổi 35, thể chất và chức năng các cơ quan của cơ thể chúng ta có thể dần suy yếu, và thận là một trong số đó. Lúc này, kích thước thận cũng có thể nhỏ lại do số lượng cầu thận giảm nên chức năng lọc máu và thải cặn bã trong máu cũng giảm.

Vì thế, người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc bệnh suy thận hơn ở các độ tuổi khác.

Sử dụng thuốc

Người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh lý yêu cầu họ phải sử dụng lượng lớn thuốc để điều trị. Ở một số trường hợp, người bệnh thường tự ý bổ sung các loại thực phẩm chức năng nhưng không có sự tư vấn từ bác sĩ hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng và gây tổn thương thận. Về lâu dài, căn bệnh suy thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách.

Ăn uống kém khoa học

Thói quen ăn uống kém, thiếu khoa học khiến cơ thể người cao tuổi không còn đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật, đào thải chất độc, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người cao tuổi và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý người già.

Mắc các bệnh lý khác

Các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường … có thể gây tổn thương các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu thận. Khi người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính này có nguy cơ đối mặt với căn bệnh suy thận cao.

Vì thế, người cao tuổi nên chú ý thăm khám cùng bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa suy thận như thế nào khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?

Sức khỏe người cao tuổi cần được chăm sóc đặc biệt để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có suy thận. Dưới đây là những biện pháp hữu ích để ngăn ngừa suy thận, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn như :

  • Thường xuyên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng và áp lực kéo dài.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách phòng ngừa suy thận hiệu quả, giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi.
  • Duy trì huyết áp ổn định theo yêu cầu của bác sĩ, thường ở mức dưới 140/90 mmHg với người trên 65 tuổi. Đối với người ở độ tuổi dưới 65 tuổi nên duy trì mức huyết áp dưới 130/80 mmHg.
Tập thể dục chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik
  • Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần lưu ý kiểm soát nồng độ cholesterol và đường trong máu. Đặc biệt ở người cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hay gia đình có tiền sử mắc bệnh thận mạn tính, cần thăm khám tầm soát chức năng thận định kỳ.
  • Người cao tuổi nên chủ động uống đủ nước vừa đủ, mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít, đặc biệt nhiều hơn ở những ngày nóng do khi về già, cơ chế khát nước của cơ thể có thể bắt đầu hoạt động sai.
  • Chế độ ăn uống đủ chất và khoa học cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi, nên hạn chế tiêu thụ muối, chất đạm và dầu mỡ.

Không chỉ cần sự yêu thương và kiên nhẫn, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần quan tâm đến tất cả các vấn đề về thể chất và tinh thần. Vì thế, khi chăm sóc người già đặc biệt là người mắc bệnh suy thận, bạn nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đồng thời, bạn cũng có thể tìm kiếm chăm sóc viên đã có kinh nghiệm chăm sóc người già mắc bệnh suy thận để nâng cao hiệu quả hồi phục và điều trị bệnh tốt hơn.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Xem thêm:

>> Cô Đơn Ở Người Già: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

>> 4 Rủi Ro Khi Thuê Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Không Uy Tín

>> Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 9 Bệnh Mạn Tính Phổ Biến

Người cao tuổi mắc bệnh thận có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi bệnh tiến triển nhanh thành suy thận mạn tính. Vì thế, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu của bệnh suy thận, giúp họ chủ động hơn trong quá trình điều trị và bảo vệ sức khỏe. 

Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích giúp chăm sóc người già tốt hơn, phòng ngừa căn bệnh suy thận nguy hiểm. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận