Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Viêm Dạ Dày Là Gì, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa 

Nhịp sống hiện đại gấp gáp cùng thói quen ăn uống không lành mạnh khiến cho bệnh viêm dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài viết sau của WeCare 247 sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, giúp các gia đình có thêm kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả.

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn hoặc do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, người bệnh thường cảm thấy đau vùng thượng vị, ợ chua ợ hơi nhiều, chán ăn và khó tiêu.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình, viêm dạ dày có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến loét dạ dày hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

Phân loại viêm dạ dày

1. Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm đột ngột và xảy ra trong thời gian ngắn, thường do nguyên nhân bên ngoài tác động mạnh mẽ. Các yếu tố như uống nhiều rượu bia hoặc ăn các thực phẩm cay nóng có thể gây ra viêm dạ dày cấp. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn và khó tiêu.

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, nếu người bệnh viêm dạ dày cấp được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh thường không gây ra tổn thương lâu dài và có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính xảy ra khi tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày kéo dài và phát triển dần theo thời gian, thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong thời gian dài, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Bệnh thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể gây ra cảm giác khó tiêu, chán ăn và đầy bụng.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bệnh viêm dạ dày mạn tính, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày – Hiểu để chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày. HP sống trong niêm mạc dạ dày, chúng sản sinh enzyme urease làm tăng yếu tố gây viêm và dần phá hủy lớp bảo vệ này.

Người bệnh nhiễm HP thường không có triệu chứng rõ ràng ban đầu, nhưng về lâu dài có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, việc xét nghiệm và điều trị sớm khi phát hiện HP là rất quan trọng để có cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp nhằm phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến dạ dày.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Pinterest

2. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt khi chăm sóc sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài hoặc quá liều những loại thuốc này có thể gây trào ngược dạ dày, làm mỏng lớp niêm mạc dạ dày, gây kích ứng và viêm. Do đó, để hạn chế tác dụng phụ, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và hạn chế dùng thuốc khi không cần thiết.

3. Lạm dụng rượu bia

Rượu bia không chỉ gây tổn hại cho gan mà còn làm mất đi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, gây viêm, loét và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, rượu còn kích thích tiết axit dạ dày, dẫn đến các cơn đau và tình trạng khó tiêu. Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình, cần kiểm soát lượng rượu bia tiêu thụ và hạn chế thói quen uống quá nhiều.

4. Ăn uống kém khoa học

Thói quen ăn uống không đều đặn, tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc chứa nhiều chất bảo quản có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời, việc bỏ bữa, ăn không đúng giờ cũng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh viêm dạ dày.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Để chăm sóc tốt sức khỏe gia đình và phòng ngừa bệnh, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tươi sạch, ăn uống đúng giờ và hạn chế thực phẩm gây hại cho dạ dày.

5. Căng thẳng và stress

Căng thẳng tâm lý kéo dài là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày khi chăm sóc sức khỏe gia đình. Khi cơ thể căng thẳng, lượng axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, dẫn đến kích ứng và gây viêm lớp niêm mạc. Ngoài ra, stress còn làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến dạ dày dễ bị nhiễm trùng và tổn thương hơn.

6. Tình trạng tự miễn dịch

Viêm dạ dày tự miễn xảy ra khi cơ thể bị rối loạn miễn dịch kháng lại enzyme H+ K+ ATPase khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương vùng thân vị. 

Viêm dạ dày tự miễn có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin B12 và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe định kỳ và điều trị đúng cách là rất quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày thường thấy khi chăm sóc sức khỏe gia đình

Viêm dạ dày có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân của bệnh mà khi chăm sóc sức khỏe gia đình cần lưu ý:

– Đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị: cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, kèm theo cảm giác nóng rát hoặc khó chịu.

– Buồn nôn và nôn mửa: bệnh nhân viêm dạ dày thường cảm thấy buồn nôn, đôi khi có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị.

– Chán ăn: đặc biệt là khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.

– Đầy hơi, khó tiêu: bệnh nhân có thể cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi liên tục.

– Chảy máu tiêu hóa: trong những trường hợp nặng, viêm dạ dày có thể gây chảy máu, biểu hiện qua việc đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Các biến chứng của bệnh viêm dạ dày làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình

1. Loét dạ dày 

Loét dạ dày là biến chứng phổ biến khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị viêm dạ dày, xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu do viêm kéo dài bởi Vi khuẩn HP và axit dạ dày cao. Triệu chứng gồm đau bụng dữ dội, đặc biệt khi đói, buồn nôn và khó tiêu. Nếu không được điều trị, loét có thể dẫn đến thủng dạ dày, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu đến mức gây chảy máu. Triệu chứng xuất huyết bao gồm nôn ra máu, đi ngoài phân đen và đau bụng dữ dội. Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị xuất huyết dạ dày cần được cấp cứu kịp thời để tránh mất máu quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.

3. Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến ung thư dạ dày nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Sự viêm nhiễm kéo dài làm biến đổi các tế bào niêm mạc, dẫn đến sự phát triển bất thường và hình thành khối u. Đây là loại ung thư thường gặp trong số các loại ung thư đường tiêu hóa.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Cách phòng ngừa viêm dạ dày

Phòng ngừa viêm dạ dày là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Dưới đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa viêm dạ dày hiệu quả:

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn. Tăng cường rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt.

– Hạn chế rượu bia và thuốc lá.

– Sử dụng thuốc hợp lý, tránh lạm dụng các loại thuốc kháng viêm. Khi cần dùng thuốc, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Giành thời gian thư giãn, tập thể dục, thiền hoặc yoga để giảm stress và giữ tinh thần thoải mái.

– Giữ vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch và ăn thức ăn nấu chín sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm dạ dày và có phương pháp điều trị kịp thời.

Hiểu về viêm dạ dày để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Việc tuân thủ những biện pháp trên không chỉ giúp phòng ngừa viêm dạ dày mà còn là cách chăm sóc sức khỏe gia đình mang lại nhiều lợi ích trong bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Đọc thêm:

Hiểu biết về bệnh viêm dạ dày và các biện pháp phòng ngừa là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình. Bằng cách duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát stress, và hạn chế các tác nhân gây hại như rượu bia và thuốc lá, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, bạn đừng quên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe gia đình và bản thân.

Hãy nhấn theo dõi WeCare 247 để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe gia đình.

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt & Không Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận