Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Không Nên Chủ Quan Với Chứng Hạ Đường Huyết

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể nếu không được phát hiện và xử trí sớm. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình, điều quan trọng là phải hiểu được nguyên nhân, biết cách nhận biết triệu chứng và cách xử lý cấp cứu tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt khi gia đình có người cao tuổi và người mắc bệnh đái tháo đường.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu thêm về hạ đường huyết qua bài viết dưới đây.

Thế nào là hạ đường huyết?

Theo y khoa, mức đường huyết bình thường của cơ thể người thời điểm trước khi ăn dao động từ 90 – 130mg/dL, giữa bữa ăn là 70 – 100mg/dL và sau khi ăn 1 – 2 giờ là 180 mg/dL.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Hạ đường huyết xảy ra khi mức glucose trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường là dưới 70 mg/dL, dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt glucose. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, đặc biệt là não bộ. Khi mức glucose giảm quá thấp, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể.

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị tụt đường huyết thì cần được xử trí nhanh, kịp thời nhằm hạn chế những biến chứng nặng nề do tình trạng này gây nên.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết – Hiểu để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn

1. Mắc bệnh tiểu đường

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị tiểu đường phải điều trị bằng insulin hoặc thuốc nhóm sulfamid sẽ có nguy cơ cao bị hạ đường huyết. Việc phải dùng insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống, gây hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, nếu người bị tiểu đường có thói quen ăn quá ít, ăn muộn hoặc hay bỏ bữa sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng hạ đường huyết nguy hiểm này.

2. Một số nguyên nhân khác khi không mắc bệnh tiểu đường

1.1 Dùng thuốc không đúng cách trong chăm sóc sức khỏe gia đình

Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến hạ đường huyết ngay cả ở những người không mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt khi dùng các loại thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây hạ đường huyết, chẳng hạn như thuốc trị sốt rét, kháng sinh quinolon hoặc các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs). Nếu người không bị tiểu đường sử dụng những loại thuốc này mà không theo dõi kỹ lưỡng hoặc không tuân thủ đúng liều lượng, có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để chăm sóc sức khỏe gia đình.

1.2 Nhịn đói quá lâu

Khi nhịn đói quá lâu, cơ thể không nhận được đủ lượng carbohydrate từ thực phẩm, làm cho mức glucose trong máu sẽ giảm xuống, làm giảm năng lượng cung cấp cho các tế bào, đặc biệt là não bộ.

Mặt khác, ở những người không mắc tiểu đường, cơ thể thường có khả năng điều chỉnh mức đường huyết tốt hơn, nhưng nếu nhịn đói quá lâu hoặc kết hợp với hoạt động thể chất cường độ cao, khả năng điều chỉnh này có thể bị quá tải và dẫn đến hạ đường huyết.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Để tránh tình trạng này, cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình, nhằm duy trì mức đường huyết ổn định, nhất là những gia đình có người cao tuổi.

1.3 Bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính có thể gây ra hạ đường huyết do ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và điều hòa đường huyết trong cơ thể có thể kể đến như:

  • Bệnh gan mạn tính như viêm gan, xơ gan làm suy giảm khả năng dự trữ và sản xuất glucose của gan, dẫn đến mức đường huyết thấp.
  • Bệnh thận mạn tính cũng có thể làm giảm khả năng thanh thải insulin, dẫn đến tích tụ insulin trong máu và gây hạ đường huyết.
  • Các rối loạn nội tiết như suy thượng thận hoặc suy tuyến yên có thể làm giảm lượng hormone điều chỉnh đường huyết, gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Điều này đòi hỏi việc quản lý bệnh mạn tính trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình phải được thực hiện cẩn thận để ngăn ngừa hạ đường huyết và các biến chứng liên quan.

1.4 Uống nhiều rượu ảnh hưởng sức khỏe gia đình

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến hạ đường huyết, đặc biệt khi uống rượu mà không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết.

Rượu ức chế chức năng gan, làm giảm khả năng sản xuất glucose từ các nguồn dự trữ. Khi gan không thể giải phóng đủ glucose vào máu, mức đường huyết giảm xuống, gây ra các triệu chứng hạ đường huyết.

Ngoài ra, rượu có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính và làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

1.5 Cơ thể sản xuất thừa insulin

Insulin là hormone quan trọng giúp điều chỉnh mức glucose trong máu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sẽ làm giảm mức đường huyết một cách nhanh chóng. Theo nghiên cứu, tình trạng này có thể xảy ra do các khối u insulinoma hoặc các rối loạn nội tiết khác, khiến tuyến tụy sản xuất quá mức insulin. Kết quả là, mức đường huyết có thể giảm xuống đến mức nguy hiểm.

1.6 Thiếu hụt hormone

Các hormone như cortisol và glucagon đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức đường huyết bằng cách kích thích gan sản xuất glucose khi cơ thể cần năng lượng. Khi cơ thể bị thiếu hụt các hormone này do các rối loạn nội tiết như suy thượng thận hoặc suy tuyến yên, khả năng duy trì mức đường huyết ổn định của cơ thể sẽ bị suy giảm.

Do đó, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các rối loạn hormone là điều cần thiết để ngăn ngừa hạ đường huyết và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Triệu chứng bị hạ đường huyết cần nhận biết khi chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Run rẩy và đổ mồ hôi

Đây là những dấu hiệu sớm cho thấy mức đường huyết đang giảm. Cảm giác run rẩy, đặc biệt ở tay và đổ mồ hôi lạnh thường xảy ra ngay khi mức glucose bắt đầu giảm.

2. Cảm giác đói đột ngột

Người bị hạ đường huyết có thể cảm thấy đói dữ dội ngay cả khi mới ăn xong. Đây là cách cơ thể báo hiệu cần nạp thêm glucose.

3. Chóng mặt và mệt mỏi đột ngột

Thiếu năng lượng từ glucose có thể gây ra cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng và mệt mỏi bất thường.

4. Tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực

Tim có thể đập nhanh hoặc mạnh hơn do cơ thể phản ứng với mức đường huyết thấp.

5. Khó tập trung và nói lắp

Khi não không được cung cấp đủ glucose, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ rõ ràng và thậm chí nói lắp.

6. Thị lực mờ

Hạ đường huyết có thể làm giảm tạm thời thị lực, khiến mọi thứ trở nên mờ ảo.

7. Lú lẫn hoặc mất ý thức

Trong trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng lú lẫn, mất phương hướng, thậm chí là co giật và hôn mê.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Các biến chứng nguy hiểm khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng quan trọng khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị hạ đường huyết cần chú ý:

  • Mất ý thức: Khi mức đường huyết giảm quá thấp, não bộ sẽ không nhận đủ năng lượng để hoạt động, dẫn đến tình trạng mất ý thức hoặc hôn mê. Đây là một tình trạng khẩn cấp cần được can thiệp ngay lập tức.
  • Co giật: Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra co giật, một tình trạng rất nguy hiểm, đặc biệt nếu xảy ra khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Tổn thương não: Não cần glucose để hoạt động, nhưng khi bị thiếu hụt nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài, có thể dẫn đến tổn thương não không thể hồi phục.
  • Rối loạn tâm thần: Hạ đường huyết kéo dài hoặc tái phát nhiều lần có thể gây ra các rối loạn tâm thần như lú lẫn, loạn thần và các vấn đề về nhận thức khác.
  • Vấn đề tim mạch: Mức đường huyết quá thấp có thể gây ra nhịp tim không đều, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim.
  • Tử vong: Trong trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý tim mạch, tiểu đường hoặc tổn thương hệ thần kinh.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: 7 bước xử lý cấp cứu khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một tình trạng cần xử lý ngay lập tức để tránh nguy hiểm, dưới đây là các bước xử lý cấp cứu khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị hạ đường huyết:

Bước 1: Nhận diện triệu chứng

  • Triệu chứng nhẹ: Run rẩy, đói, mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh.
  • Triệu chứng nặng: Lú lẫn, co giật, mất ý thức.

Bước 2: Dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi

Để người bệnh ngừng ngay mọi hoạt động đang làm. Người bệnh nên ngồi hoặc nằm xuống để tránh té ngã nếu cảm thấy chóng mặt.

Bước 3: Kiểm tra mức đường huyết

Nếu gia đình có sẵn thiết bị đo đường huyết, hãy dùng máy đo đường huyết để kiểm tra mức đường huyết của người bệnh.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 4: Nạp đường nhanh

Nếu mức đường huyết đo được dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) hoặc nếu không có máy đo nhưng cảm thấy triệu chứng hạ đường huyết rõ rệt, người bệnh cần nạp ngay khoảng 15-20 gram đường nhanh như:

  • 1/2 ly nước trái cây (khoảng 120 ml).
  • 1/2 ly soda không đường (khoảng 120 ml).
  • 1 muỗng canh mật ong hoặc siro.
  • 3-4 viên kẹo đường glucose.
  • 1/2 ly nước ngọt có đường.

Bước 5: Chờ đợi và kiểm tra lại

Chờ khoảng 15 phút và kiểm tra lại mức đường huyết, nếu vẫn dưới 70 mg/dL, thì tiếp tục nạp thêm 15-20 gram đường nhanh như đã nêu ở trên.

Bước 6: Ăn một bữa nhẹ có carbohydrate và protein

Khi mức đường huyết của người bệnh đã ổn định hoặc các triệu chứng có dấu hiệu giảm, hãy cho người bệnh ăn một bữa ăn nhẹ có carbohydrate và protein để giữ mức đường ổn định, chẳng hạn như một miếng bánh mì với bơ đậu phộng hoặc một ly sữa.

Bước 7: Nhận sự giúp đỡ y tế nếu cần

Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc người bệnh mất ý thức, gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý, nếu người bệnh mất ý thức và không thể uống nước hoặc ăn, không nên cố gắng đổ thức ăn hoặc nước uống vào miệng họ.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Lưu ý chăm sóc sức khỏe để phòng tránh hạ đường huyết

1. Cách chăm sóc sức khỏe gia đình có người đã bị hạ đường huyết

Để tránh tình trạng hạ đường huyết trở nên nặng hơn, khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người mắc bệnh hạ đường huyết cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa và quản lý bệnh hàng ngày. Dưới đây là những điều người bệnh cần làm:

  • Theo dõi mức đường huyết thường xuyên bằng cách sử dụng máy đo đường huyết cá nhân trước và sau ăn, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Ăn uống đều đặn, không bỏ bữa, lựa chọn thực phẩm phù hợp và luôn mang theo đồ ăn vặt có chứa đường nhanh như kẹo glucose, nước ép trái cây, bánh quy,…

  • Tuân thủ đúng liều lượng thuốc hoặc insulin theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Tránh vận động quá sức, hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục nếu người bệnh đang có mức đường huyết thấp.

  • Người bệnh và người chăm sóc cần trang bị kiến thức, cũng như cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách thực hiện quy tắc 15 – 15.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liệu trình điều trị khi cần thiết.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Phòng tránh hạ đường huyết qua cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp

Hạ đường huyết có thể phòng tránh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sau đây là một số cách chăm sóc sức khỏe gia đình giúp phòng tránh chứng hạ đường huyết:

  • Ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe gia đình

Bữa ăn gia đình nên bao gồm các thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp (như ngũ cốc nguyên cám, rau củ quả), protein (như thịt, cá, trứng, đậu) và chất béo lành mạnh.

  • Không bỏ bữa và hạn chế đồ ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện.

  • Hạn chế các thức uống gây kích thích như caffeine và rượu. Đặc biệt không nên uống rượu khi bụng đói.

  • Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn, nhưng không nên tập quá sức mà không ăn trước hoặc sau tập luyện.

  • Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng kéo dài, vì mất ngủ và căng thẳng có thể gây rối loạn hormone giúp kiểm soát đường huyết.

  • Đảm bảo uống đủ nước trong suốt cả ngày, đặc biệt khi trời nóng hoặc khi hoạt động thể chất.

Phòng tránh hạ đường huyết khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Mong rằng với những nội dung WeCare 247 đã chia sẻ, bạn đọc đã có thể có thêm cho mình những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình nhằm đối phó với chứng hạ đường huyết thông qua việc nhận biết sớm, xử lý cấp cứu kịp thời và có biện pháp chăm sóc phù hợp cũng như phòng tránh hạ đường huyết cho gia đình.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích, bạn đọc hãy theo dõi Fanpage Facebook Website WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 bình chọn)

Bài viết khác

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Những Biến Chứng Khó Lường và 7 Cách Phòng Ngừa Suy Thận Mạn Tính
Dịch vụ bác sĩ gia đình
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 8 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Hô Hấp
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Cần Thiết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Không Nên Chủ Quan Với Chứng Hạ Đường Huyết […]