Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 16
- 24.742
Bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi, kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí đến vài năm. Bệnh mạn tính thường là căn bệnh không thể chữa khỏi bằng bất kỳ phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nào, người bệnh buộc phải kiểm soát các triệu chứng và tiếp tục sống chung với bệnh.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa rằng bệnh mạn tính tồn tại trong thời gian dài, có thể từ 3 tháng đến nhiều hơn 1 năm. Vì thế, có thể nói bệnh mạn tính không thể chữa khỏi bằng thuốc hay phòng ngừa bằng vắc xin hay bất kỳ biện pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nào, và bệnh cũng không thể tự khỏi.
Đồng thời, bệnh mạn tính là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tính đến năm 1998 có khoảng 80% người Mỹ ở độ tuổi trên 65 tuổi gặp phải ít nhất một căn bệnh mạn tính. Các tác nhân chính có thể gây bệnh mạn tính như hút thuốc lá, hoạt động thể chất ít và thói quen ăn uống không lành mạnh.
Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn có thể sống chung với bệnh và kiểm soát các triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn.
Dưới đây là 9 căn bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp:
Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh mạn tính thường gặp nhất khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Khi tuổi tác càng lớn, các mạch máu bên trong cơ thể càng mất sự đàn hồi, dẫn đến tình trạng thành tim dày lên, động mạch bị xơ vữa và thu hẹp mạch máu. Điều này làm tăng huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho các tế bào bên trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh đó, tình trạng suy nhược cơ thể, tiểu đường, béo phì,… ở người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số các căn bệnh về tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, suy tim,… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ người già.
Vì vậy, gia đình cần đặc biệt lưu ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi có bệnh nền về tim mạch.
Theo ảnh hưởng của thời gian và tuổi tác, hệ thống cơ xương ở người cao tuổi bắt đầu bị thoái hóa. Cùng với đó là sự suy giảm của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể hấp thụ ít canxi và các dưỡng chất cần thiết.
Đây là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh mạn tính về cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp …
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh nền ở người lớn tuổi, đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ và kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra các bệnh lý hay ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về mắt …
Ngoài ra, người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh Alzheimer cao hơn.
Ung thư là căn bệnh mạn tính nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở người cao tuổi. Do cơ thể người già vốn có tốc độ phát triển tế bào chậm hơn so với người trẻ nên căn bệnh ung thư thường phát triển chậm hơn.
Người cao tuổi có thể mắc phải các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy … Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy rằng người cao tuổi thường có khối u có tiên lượng xấu hơn nguyên nhân do chẩn đoán muộn, từ đó có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Khi đó, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và điều trị ung thư sẽ càng khó khăn hơn nếu người bệnh còn mắc thêm căn bệnh mạn tính khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (hay COPD) là một căn bệnh mạn tính thường gặp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Chức năng, sức khỏe người cao tuổi thường có xu hướng suy giảm, khiến việc điều trị COPD trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng của bệnh COPD như tức ngực, khó thở, uể oải, thiếu năng lượng, … Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi mà còn cản trở khả năng giao tiếp xã hội và các hoạt động hàng ngày. Bệnh COPD còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người cao tuổi, từ đó, dễ bị chấn thương và tàn tật vĩnh viễn hơn.
Thận là cơ quan quan trọng có chức năng lọc máu. Bệnh thận mạn tính ở người cao tuổi xuất hiện khi tình trạng chức năng của thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các độc tố và dịch thừa ra khỏi máu.
Đây là một nhóm bệnh nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ mắc các căn bệnh khác và tử vong. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, bệnh này lại không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy những dấu hiệu cảnh báo khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Do vậy, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách tốt nhất, kịp thời phát hiện bệnh nền về thận và có phương án điều trị kịp thời, gia đình nên cho người già khám sức khỏe tổng quát định kỳ để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tuy nhiên, theo thời gian, thị lực cũng giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, phải chịu sự tác động của quá trình lão hóa.
Thông thường, thị lực của người cao tuổi sẽ giảm từ độ tuổi 40 trở đi. Càng lớn tuổi, người già càng dễ gặp các bệnh lý và vấn đề liên quan đến mắt như tăng nhãn áp, lão thị, khô mắt và thoái hóa điểm vàng …
Các bệnh lý về mắt khiến thị giác của người lớn tuổi suy giảm, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và đời sống của người già. Vì vậy, đây là nhóm bệnh lý cũng nên được quan tâm và lưu ý đặc biệt khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Người cao tuổi có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh mạn tính ở mức độ nghiêm trọng.
Một số bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm teo dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng, táo bón …
Vì thế, khi chăm sóc người già, cần đặc biệt chú ý khẩu phần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, kéo theo những chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trong đó, căn bệnh sa sút trí tuệ là một trong những căn bệnh mạn tính thường gặp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Dưới đây là 2 căn bệnh về sa sút trí tuệ phổ biến ở người cao tuổi như:
Bệnh Parkinson là căn bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi làm suy giảm chất lượng cuộc sống khi về già. Người cao tuổi khi mắc bệnh Parkinson thường có các triệu chứng như tay chân run rẩy, khả năng giữ thăng bằng khó, mất trí nhớ, khom lưng và gặp các vấn đề về giấc ngủ …
Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trên 60 tuổi và 5% số người cao tuổi trên 85. Và hiện nay, bệnh Parkinson vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị bằng cách kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng.
Bên cạnh việc điều trị, người chăm sóc cần hiểu về bệnh Parkinson để từ đó, giúp người cao tuổi giảm thiểu sự ảnh hưởng của căn bệnh Parkinson đến sức khỏe và cuộc sống.
Bệnh Alzheimer là căn bệnh mạn tính phức tạp ở người cao tuổi, không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng thuốc hay các biện pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nào khác. Bệnh Alzheimer gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất khả năng nhận thức. Từ đó, căn bệnh ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi.
Tuy bệnh Alzheimer không thể điều trị bằng thuốc nhưng khi người cao tuổi sống giữa sự cảm thông của mọi người xung quanh thì bệnh có thể tiến triển chậm hơn hoặc có thể không cảm thấy tủi thân vì người thương yêu vô cảm.
Vì thế, người chăm sóc cần hiểu rõ về tình trạng và tâm lý của người bệnh để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn, để họ luôn sống thoải mái, yêu đời và chống lại bệnh tật hiệu quả.
Đồng thời, nếu người cao tuổi khỏe mạnh, không mắc bệnh Alzheimer, bạn cũng nên có cho mình bí kíp chăm sóc người già giúp phòng tránh bệnh Alzheimer, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tốt nhất có thể.
Khi người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, việc theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục của người bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc người già mắc bệnh mạn tính:
– Tuân thủ sử dụng đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đòi hỏi người chăm sóc cần nắm rõ kiến thức, hiểu về bệnh cũng như nắm bắt được tâm lý thường gặp của người cao tuổi. Đôi khi ở nhiều gia đình có thể không có người chăm sóc do nhiều nguyên nhân khác nhau hay người chăm sóc không có kinh nghiệm.
Điều này có thể gây ảnh hưởng quá trình chăm sóc người già, ảnh hưởng sức khỏe người cao tuổi không thể hồi phục hiệu quả. Lúc này, gia đình có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà như WeCare 247.
Với đội ngũ chăm sóc viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp quá trình chăm sóc người già hiệu quả hơn, mang đến hiệu quả hồi phục tốt hơn và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
>> Chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi sau độ tuổi 70 cần quan tâm điều gì?
>> Suy giảm năng lượng: Mẹo chăm sóc người lớn tuổi
>> Cảnh báo 10 vấn đề sức khỏe thường gặp sau độ tuổi 50
Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trước các căn bệnh mạn tính thường gặp. Hy vọng bài viết cung cấp các thông tin hữu ích giúp cải thiện sức khỏe người cao tuổi tốt hơn, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Hệ thống Vinmec và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] sẽ kéo hệ miễn dịch của con người đi xuống và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình như huyết áp, tim mạch, đái tháo […]
[…] cao tuổi thường dễ mắc các bệnh mạn tính, không những gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn […]
[…] cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà khá cao ở người cao tuổi mắc bệnh mạn tính.” – Đây là kết luận từ một nghiên cứu được đăng trên Tạp Chí Y Học […]
[…] xơ, dầu và carbohydrate. Những dưỡng chất này có tác dụng làm giảm nhiều bệnh mạn tính ở tuổi già như đái tháo đường, sỏi mật, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, […]
[…] Bệnh lý mạn tính: Như tiểu đường, tim mạch, béo phì, viêm nhiễm đường tiết niệu mãn tính không những ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già mà còn làm tăng nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt. […]
[…] số bệnh mạn tính có thể gây ra hạ đường huyết do ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và […]
[…] Nhãn dinh dưỡng là công cụ hữu ích để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và giúp bạn lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe gia đình phù hợp. Đặc biệt là đối với những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cần được kiểm soát như trẻ em, người cao tuổi hay người mắc bệnh mạn tính. […]
[…] Đọc thêm: 9 Bệnh Mạn Tính Thường Gặp Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi […]
[…] cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính yêu cầu chế độ ăn uống đặc biệt gây giảm quá trình hấp thụ dưỡng […]