Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 43
- 18.556
“Khi già đi, chúng ta cần uống nhiều nước hơn” – trích từ một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý Học (The Journal of Physiology). Giữ đủ nước cho cơ thể đặc biệt quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vì đối với người già, cơ thể thường rất dễ bị mất nước.
Mất nước ở người cao tuổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà có thể để lại hậu quả rất lớn đối với sức khỏe. Do đó, chúng ta nên học cách nhận biết các dấu hiệu gây mất nước và tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa tình trạng mất nước ở người già.
Uống đủ nước không chỉ là làm dịu cơn khát mà còn là nền tảng thiết yếu cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được hiệu quả. Uống đủ nước có thể tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi, đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng của các cơ quan quan trọng.
Tình trạng mất nước ở người cao tuổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chẳng hạn như:
Do phải chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe tuổi già, lượng nước trong cơ thể người cao tuổi cũng bắt đầu giảm dần, dẫn đến sự suy giảm tổng lượng nước cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước dự trữ cho cơ thể sẽ ít hơn khi tuổi già đến.
Mất nước ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây mất nước ở người cao tuổi:
Cảm giác khát là phản xạ tự nhiên báo hiệu cơ thể cần nước. Tuy nhiên, cảm giác khát nước sẽ giảm dần theo tuổi tác, nên người cao tuổi có thể không biết mình cần uống nước.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh mạn tính, không những gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn làm tăng nguy cơ mất nước.
Các vấn đề sức khỏe tuổi già có nguy cơ gây mất nước thường gặp:
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không thể tránh khỏi việc dùng thuốc, thậm chí có người cao tuổi còn phải sử dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trong đó, một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… có thể có tác dụng phụ như tăng tiết mồ hôi, đi tiểu nhiều,… dẫn đến nguy cơ mất nước ở người cao tuổi.
Ở người cao tuổi, khả năng vận động thường bị hạn chế, đặc biệt đối với những trường hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải nằm hoặc ngồi một chỗ, người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong việc tự lấy nước uống.
Mặt khác, việc bị hạn chế vận động khiến người cao tuổi không cảm thấy khát nước, có xu hướng lười uống nước, dẫn đến việc uống không đủ nước.
Người cao tuổi thường xuyên phải sống trong môi trường nóng ẩm hoặc di chuyển ngoài trời nắng nhiệt độ cao, có thể dẫn đến tăng lượng nước bị mất qua cơ chế tiết mồ hôi.
Bên cạnh đó, một số sai lầm trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ mất nước như:
Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng mất nước nhẹ ở người cao tuổi như:
Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Những triệu chứng này bao gồm:
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến lượng nước uống hàng ngày. Người cao tuổi nên cố gắng uống nước suốt cả ngày ngay cả khi không cảm thấy khát và nên uống từng ngụm nhỏ. Ngoài nước lọc, một số loại đồ uống khác cũng giúp bổ sung nước cho cơ thể như sữa, nước ép trái cây ít đường.
Theo khuyến cáo, người cao tuổi nên bổ sung đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu thời tiết nóng bức (vào mùa hè) hoặc người cao tuổi đang mắc bệnh có triệu chứng sốt thì cần bổ sung nhiều nước hơn, có thể sử dụng nước có chất điện giải.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Ottawa chỉ ra rằng, bổ sung đủ nước là chìa khóa trong việc điều chỉnh thân nhiệt và giúp phòng ngừa một loạt các vấn đề sức khỏe người già.
Do đó, để giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phòng ngừa mất nước được hiệu quả, hãy cố gắng bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn uống hàng ngày của người cao tuổi. Một số thực phẩm chứa nhiều nước như: dưa hấu, dưa chuột, cần tây, dâu tây, táo… và các món ăn loãng như súp, cháo.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên ăn nhạt, hạn chế thức ăn nhiều muối và đường, uống ít trà, cà phê, vì những thực phẩm này dễ làm cơ thể mất nước.
Việc lên kế hoạch uống nước khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có ý nghĩa quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Đọc thêm:
Đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, vai trò của người chăm sóc cũng rất quan trọng. Nếu được người chăm sóc thường xuyên quan tâm, nhắc nhở uống nước, giúp lên kế hoạch và lựa chọn thức uống phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người cao tuổi luôn uống đủ nước, ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Tại WeCare 247, các chăm sóc viên được đào tạo chuyên nghiệp, không chỉ quan tâm tư vấn cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong chế độ ăn uống hằng ngày, mà còn giúp nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước để khắc phục và không để xảy ra các biến chứng do mất nước ở người cao tuổi.
Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec và Phòng khám Đa khoa Jio Health
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] 5. Uống nước đúng cách […]