10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp & Cách Phòng Ngừa

Tết là thời điểm sum họp, ăn uống cùng người thân, bạn bè. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống không kiểm soát và lối sống không lành mạnh vào dịp lễ có thể dẫn đến một số bệnh ngày Tết.

Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu về các bệnh ngày Tết này và cách phòng tránh để có một kỳ nghỉ Tết an toàn và vui vẻ nhé.

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất

1. Ngộ độc thực phẩm

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất
Ảnh: Freepik

Trong những ngày Tết, chúng ta thường có thói quen ăn uống vô tội vạ nhiều thức ăn ngon, đặc sản như bánh chưng, thịt kho trứng, bánh tét. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt nhẹ, v.v.

Để tránh tình trạng này, khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà, hãy luôn chọn mua thực phẩm tươi ngon, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, tránh ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc và bảo quản thức ăn đúng cách.

2. Táo bón

Một bệnh ngày Tết khá phổ biến sau những bữa tiệc sum họp chính là táo bón. Nguyên nhân xảy ra bệnh ngày Tết này do thay đổi chế độ ăn uống đột ngột với các món ăn ngày Tết thường thiếu chất xơ, nước và chứa nhiều đạm.

Hãy bổ sung đủ chất xơ từ rau củ, hoa quả và uống nhiều nước mỗi ngày để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

3. Cảm cúm

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất
Ảnh: Freepik

Thời tiết thay đổi đột ngột trong những ngày Tết có thể làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh ngày Tết về đường hô hấp như cảm, ho, sổ mũi v.v. Bạn nên giữ ấm cơ thể, ra đường nên đeo khẩu trang tránh khói bụi, ô nhiễm không khí và hạn chế tiếp xúc với người bệnh và luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Ngoài ra, với những trường hợp có dấu hiệu cảm nhẹ, bạn nên sử dụng các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể như: chanh mật ong, gừng, cam v.v

4. Đột quỵ

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất
Ảnh: Freepik

Thức ăn giàu cholesterol và chất béo cũng như thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Hãy ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và kiểm tra sức khỏe định kỳ khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà.

Khi người bệnh đột quỵ cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có thể theo dõi và cấp cứu kịp thời, tuyệt đối không nên tự ý sơ cứu người bệnh tại nhà.

5. Tăng đường huyết

Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn tiêu thụ quá nhiều tinh bột xấu, thực phẩm nhiều đường và thức uống có ga trong dịp Tết vì có thể dẫn đến căn bệnh ngày Tết phổ biến: tăng đường huyết đột ngột. 

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước hoặc sau khi ăn để giảm thiểu bệnh ngày Tết thường gặp này.

6. Tim mạch

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ v.v cũng tăng cao vào dịp Tết do thay đổi chế độ ăn uống, dùng thực phẩm giàu mỡ, chất béo, các chất kích thích như rượu, bia.

Hãy chú ý tới lượng cholesterol và chất béo trong khẩu phần ăn uống, cũng như duy trì lịch trình tập luyện thể dục hợp lý.

7. Rối loạn tiêu hóa

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất
Ảnh: Freepik

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh ngày Tết thường gặp nhất vì mọi người thường có thói quen tiêu thụ lượng thực phẩm vượt quá khả năng hấp thu bình thường của cơ thể trong những ngày này, từ đó gây buồn nôn, tiêu chảy.

Hãy ăn chậm nhai kĩ, chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn quá nhiều thức ăn nhiều chất béo để hạn chế tình trạng này.

8. Dị ứng

10 Bệnh Ngày Tết Thường Gặp Nhất
Ảnh: Freepik

Những người cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm lạ có thể gây ra dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, xuất huyết toàn thân v.v

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân cần lập tức đi tới bệnh viện khám và được các bác sĩ kê thuốc chữa trị kịp thời. Hãy hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

9. Cao huyết áp

Thực phẩm chứa nhiều muối và gia vị trong các món ăn ngày Tết khi tiêu thụ quá nhiều có thể tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, đặc biệt với người ở độ tuổi trung niên và người già.

Hãy kiểm soát lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn uống, cũng như duy trì lịch trình tập luyện thể dục hợp lý để giữ cho huyết áp ổn định khi chăm sóc người già.

10. Gout

Gout thường xảy ra khi người bệnh tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu purin, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đạm. Hãy hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, mỡ động vật, hải sản và rượu bia để tránh tình trạng này.

>>> Đọc thêm: Thực đơn cho người bệnh Gout chuẩn khoa học

Một số lưu ý phòng ngừa bệnh ngày Tết

  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đủ chất xơ và nước

  • Cân nhắc, lựa chọn các loại thực phẩm chín để tránh ngộ độc thực phẩm

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

  • Giữ ấm cơ thể để tránh cảm cúm

  • Kiểm soát lượng cholesterol và chất béo trong khẩu phần ăn uống

  • Hạn chế ăn uống thực phẩm nhiều đường và muối

  • Chú ý vệ sinh và tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như hoa, thực phẩm lạ v.v

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có một kỳ nghỉ không lo lắng về bệnh ngày Tết. Chúc các bạn một năm mới an khang, hạnh phúc và thành công!

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với đội ngũ chăm sóc viên được đào tạo bài bản tại:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Nhà thuốc An Khang.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 votes)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments