Hướng Dẫn Thiết Kế Thực Đơn Cho Người Bệnh Chuẩn Khoa Học

Chế độ ăn là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi sức khoẻ của người bệnh sau biến cố, nếu thực đơn cho người bệnh đủ dinh dưỡng, lại phù hợp với tình trạng sức khoẻ, người bệnh sẽ nhanh chóng khoẻ lại, và ngược lại.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thế nào là một khẩu phần ăn hợp lý và các bước xây dựng chế độ ăn.

Khẩu phần ăn hợp lý – Những điều cần biết

Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh?

Nguồn: WeCare 247

Khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh là chế độ ăn đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau chấn thương để trở về trạng thái khoẻ mạnh, đầy sức sống như trước khi bệnh.

Một khẩu phần ăn đủ chất chính là thực đơn mà trong đó có đủ các nhóm thực phẩm cần thiết để chuyển hoá vi chất (glucid, lipid, protid, vitamin) và tái tạo dinh dưỡng cần cho hoạt động sống thường ngày. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong thực đơn phải có số lượng cân đối và phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, cân nặng của người sử dụng.

Các nhóm chất cần có trong thực đơn cho người bệnh

Thông thường, khẩu phần ăn hợp lý phải có đủ các nhóm chất sau:

Tinh bột

Tinh bột khi được xử lý sẽ chuyển hoá thành glucose với chức năng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để hồi phục sau ốm, người bệnh cần có đủ lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày.

Các thực phẩm như cơm, bánh mì, mì, khoai tây, ngô là những lựa chọn cung cấp tinh bột hàng đầu khi lập thực đơn cho người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục.

Thực phẩm giàu protein

Một số thực phẩm giàu protein. Nguồn: Flickr

Các thực phẩm như đậu, hạt, thịt, cá, trứng cung cấp lượng protein cần thiết cho quá trình tăng trưởng và duy trì các mô, dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào, tạo phản ứng sinh hoá giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Chất béo

Chất béo được chia làm 2 loại: bão hoà và không bão hoà, trong đó chất béo bão hoà như omega-3 và omega-6 là cần thiết cho quá trình chuyển hoá của cơ thể. Tuy nhiên, khi lập thực đơn cho người bệnh, cần lưu ý hạn chế tối thiểu chất béo bão hoà có trong mỡ động vật, da động vật, thức ăn nhanh để tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Rau củ và trái cây

Hãy bổ sung rau củ và trái cây vào chế độ ăn khi chăm sóc người bệnh. Nguồn: Freerangestock

Rau củ và trái cây là thực phẩm lành mạnh phải có trong bữa ăn của tất cả mọi người. Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể, lại có hàm lượng đường, natri và chất béo thấp, rau và trái cây là lựa chọn để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa lành tính với hệ tiêu hoá.

Các bước xây dựng thực đơn cho người bệnh

Sau khi hiểu rõ các nhóm chất cần có trong khẩu phần ăn, hãy đến bước tiếp theo: Xây dựng thực đơn cho người bệnh với đủ và đúng các nhóm chất. Thông thường, người nuôi bệnh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Bạn đã bao giờ nghe đến những số liệu như BMI – BMR – TDEE? 

  • BMI (Body Mass Index)

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể.

  • BMR (Basal Metabolic Rate)

Chỉ số BMR (Basal Metabolic Rate) còn được gọi là tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi, là chỉ số cho biết tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Đây là lượng calo mà cơ thể cần để duy trì các chức năng sống của cơ thể như thở, tuần hoàn máu và nhiệt độ cơ thể. (theo Pharmacity)

  • TDEE (Total Daily Energy Expenditure)

TDEE là viết tắt của cụm từ Total Daily Energy Expenditure (tổng tiêu thụ năng lượng hàng ngày), là tổng năng lượng (calo) tiêu hao trong một ngày để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm việc, học tập, vui chơi, ngủ và tập luyện. (theo Nhà thuốc Long Châu)

Dựa vào BMI, ta sẽ biết tình trạng của cơ thể (thừa cân – cân đối – thiếu cân); với chỉ số TDEE và BMR, ta hiểu rõ cơ thể cần nạp bao nhiêu calories trong 1 ngày để sinh hoạt bình thường. Từ đó, bản thân và gia đình sẽ có cách lên kế hoạch ăn uống phù hợp với tình trạng cơ thể, không để thừa hay thiếu năng lượng.

Bước 2: Lên thực đơn cho người bệnh

Khi có được chỉ số calories cần nạp để sinh hoạt bình thường, hãy bắt đầu lên kế hoạch cho các bữa ăn. Người nuôi bệnh cần đảm bảo rằng bệnh nhân cần ăn đủ 3 bữa/ngày, đủ thực phẩm từ 4 nhóm chất đạm-tinh bột-chất béo-chất xơ và khoáng chất.

Để tránh nhàm chán, gia đình cần liên tục thay đổi thực đơn, miễn vẫn đảm bảo đủ chất, đủ calories cần thiết.

Bước 3: Cân đối tỉ lệ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

Một bữa ăn chuẩn là bữa ăn có đủ 4 nhóm chất cần thiết, tuy nhiên không phải nhóm chất nào cũng cần lượng như nhau. Tham khảo tháp dinh dưỡng dưới đây để phân tầng mức độ quan trọng của từng nhóm thực phẩm và điều tiết phù hợp nhé:

Tháp dinh dưỡng tiêu chuẩn cho người trưởng thành. 

Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bước 4: Thay đổi thực đơn cho người bệnh nếu cần thiết

Trong quá trình ăn, nếu người bệnh có những triệu chứng như khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, người nuôi bệnh nên nhanh chóng điều chỉnh thực đơn linh hoạt để chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.

Có nhiều trường hợp người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật hoặc bước qua tuổi mới sẽ thay đổi về khả năng hấp thụ chất như không thể hấp thụ lactose, chậm xử lý đường bột, v.v – gia đình và người chăm bệnh cần tích cực theo dõi và chủ động đưa bệnh nhân đi kiểm tra nếu cần.

Nguồn: Wecare 247

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách xây dựng thực đơn cho người bệnh đủ dinh dưỡng và đúng chuẩn y khoa. Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật thông tin về chăm sóc sức khoẻ cá nhân, chăm sóc người bệnh và dinh dưỡng.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC và Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 votes)

Bài viết khác

Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 10 Thực Phẩm Người Già Cần Hạn Chế Ăn
Dinh Dưỡng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 10 Thực Phẩm Người Già Cần Hạn Chế Ăn
Tăng Cường Sức Khoẻ Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Subscribe
Notify of
guest
3 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Tìm hiểu chuyên sâu về 4 nhóm chất trong dinh dưỡng và cách xây dựng khẩu phẩn ăn hợp lý tại: Thế nào là khẩu phần ăn chuẩn khoa học? […]

[…] dựng thực đơn cho người bệnh: Mới phẫu thuật nên ăn gì, kiêng gì? >> Hướng dẫn thiết kế thực đơn cho người bệnh chuẩn khoa học >> 5 món ăn cần có trong thực đơn chăm sóc người bệnh đang hồi […]

[…] Hướng dẫn thiết kế thực đơn cho người bệnh chuẩn khoa học […]