Thoái Hóa Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả   

Thoái hóa khớp cổ chân là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, việc giới trẻ mắc phải căn bệnh này lại trở nên ngày một phổ biến hơn. 

Vậy đâu là những nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cá nhân khi bị thoái hóa khớp cổ chân? Hãy cùng tìm hiểu ngay với WeCare 247 trong bài viết sau!

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân

Một số nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp cổ chân mà ta nên lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cá nhân bao gồm:

Thoái hóa khớp cổ chân do tuổi già

Mặc dù hiện nay số ca thoái hóa khớp cổ chân ở tuổi trẻ đang tăng lên không ngừng, tuy nhiên chiếm số lớn trong đó vẫn là các bệnh nhân có tuổi đời từ trung niên trở lên. Theo thời gian, dù cho bạn có chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt đến mấy thì việc cơ – khớp bị hao mòn là chuyện không thể tránh khỏi. Do đó tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân.

>>> Đọc thêm: Chăm sóc người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân
Ảnh: Canva

Di chứng của những chấn thương trước đó

Một số những chấn thương như giãn hoặc đứng dây chằng đều có thể dẫn tới những hệ lụy khác bao gồm cả việc thoái hóa khớp cổ chân. Một số chân thương khác cũng mang lại kết quả tương tự mà ta có thể kể đến như:

  • Bong gân
  • Gãy xương
  • Trật khớp
  • Nứt/ rạn xương
  • Viêm khớp dạng thấp/ viêm khớp phản ứng
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân
Ảnh: Canva

Việc chấn thương ở xương khớp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nếu như không được chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà theo chỉ định của bác sĩ một cách cẩn thận. Từ đó việc thoái hóa khớp cơ là một điều khó có thể tránh khỏi. 

Vậy nên mặc dù bạn chưa qua tuổi trung niên nhưng trong quá trình sinh hoạt và vận động, bạn vô tình gây ra các chấn thương kể trên thì vẫn có khả năng mắc phải căn bệnh này.

Tiền sử bệnh trong gia đình

Tuy chưa có những nghiên cứu chính thức, tuy nhiên theo các kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa truyền đạt, tỉ lệ mắc phải thoái hóa khớp cổ chân của bạn sẽ cao hơn khi người trong gia đình đã có tiền sử với cùng một loại bệnh.

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc thoái hóa khớp cổ chân mà bạn cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cá nhân mà ta có thể nhắc đến như:

  • Béo phì, thừa cân
  • Các bệnh về máu như bệnh huyết sắc tố, bệnh máu khó đông
  • Những căn bệnh bẩm sinh:
    • Bàn chân khoẻo
    • Chứng thoái hóa xương
    • Bệnh hoại tử vô mạch

Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cá nhân

Đâu là những dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân mà bạn cần lưu ý để phát hiện sớm khi chăm sóc sức khỏe cá nhân?

Giai đoạn đầu của bệnh

Thông thường tại giai đoạn đầu của bệnh thì các triệu chứng sẽ rất mờ nhạt và xuất hiện với tần suất thấp, do đó rất khó để có thể phát hiện. Tuy nhiên khi chăm sóc sức khỏe cá nhân, bạn có thể chú ý đến những biểu hiện như:

  • Đột nhiên bị đau tại vùng khớp quanh cổ chân kể cả khi không có bất kỳ tác động vật lý nào từ bên ngoài. Cơn đau này sẽ tăng lên khi bạn hoạt động.
  • Cơn đau làm hạn chế độ linh hoạt của cổ chân một cách đáng kể
  • Khớp phát ra tiếng khi bạn cử động vùng chân
Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cá nhân
Ảnh: Canva

Giai đoạn bệnh trở nặng

Khi giai đoạn bệnh trở nặng, các dấu hiệu sẽ có phần rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Do đó một khi bạn xuất hiện các biểu hiện kể sau khi chăm sóc sức khỏe cá nhân, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được tư vấn từ các chuyên gia:

  • Vùng quanh cổ chân bị nóng, sưng tấy và đỏ: đó là vì khớp cổ chân của bạn khi không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng tràn dịch. Do đó, kích thước của khớp lúc này sẽ lớn hơn khiến bạn nóng, đau liên tục và vùng cổ chân bị sưng.
  • Bạn cảm nhận được sự co cứng của khớp khi không di chuyển trong một thời gian, bởi thoái hóa khớp sẽ gây ra hệ lụy là teo cơ, dẫn đến việc di chuyển của bạn sẽ không còn dễ dàng nữa.
Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cá nhân
Ảnh: Canva

Cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cá nhân khi bị thoái hóa khớp cổ chân

Đâu là cách phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cá nhân khi bị thoái hóa khớp cổ chân?

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân khi chăm sóc sức khỏe cá nhân

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó hãy cùng WeCare 247 điểm qua những cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân vô cùng dễ dàng khi chăm sóc sức khỏe cá nhân mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Tập thể dục điều độ và hợp lý

Việc không tập thể dục hay tập không điều độ sẽ dễ khiến cho xương khớp không được linh động. Thế nhưng ngược lại, vận động quá mạnh hay tần suất quá cao cũng có thể khiến cho khớp cơ của bạn bị tổn thương. Cả hai tác động này đều là những nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp cổ chân.

Vậy nên khi chăm sóc sức khỏe cá nhân, bạn nên lựa chọn những bài tập an toàn và dễ thực hiện. Với với những động tác khó kèm theo các thiết bị chuyên dụng, bạn nên tham khảo các ý kiến chuyên gia để đảm bảo sức khỏe xương khớp.

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân khi chăm sóc sức khỏe cá nhân
Ảnh: Canva

Lựa chọn giày phù hợp

Giày là vật dụng rất quan trọng giúp bảo vệ đôi chân của bạn trong việc di chuyển. Do đó hãy lựa chọn giày theo các tiêu chí sau:

  • Size giày vừa ôm chân, không vừa khít. Nếu rộng thì không nên rộng quá 0,5 size.
  • Form giày phù hợp với dáng chân. 
  • Kiểu giày. Ví dụ: giày đi bộ, giày chạy bộ, giày đá banh, giày mang thường ngày, v.v

Ăn uống lành mạnh

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân. Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng tránh tình trạng thừa cân, từ đó hạn chế các áp lực của trọng lượng cơ thể đè lên khớp cơ và xương khi chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Cách chăm sóc sức khỏe cá nhân khi bị thoái hóa khớp cổ chân

Khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu bị thoái hóa khớp cổ chân, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến đơn vị y tế gần nhất để thăm khám hợp lý. Ngoài ra, bạn nên áp dụng những cách chăm sóc sức khỏe cá nhân sau để giảm đau:

Tập luyện các bài dành cho khớp cổ chân

Bạn có thể áp dụng những bài tập giãn cơ, massage khớp cổ chân nhẹ nhàng như:

  • Lắc nhẹ cổ chân
  • Kéo giãn cổ chân
  • Quay cổ chân
Cách chăm sóc sức khỏe cá nhân khi bị thoái hóa khớp cổ chân
Ảnh: Canva

Các loại thực phẩm nên bổ sung

Nên kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân như:

  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin K giúp tổng hợp protein. Ví dụ: rau cải, rau bina, dầu đậu nành, v.v
  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E hạn chế tình trạng nhiễm trùng, yếu cơ. Ví dụ: cá hồi, đậu phộng, v.v
  • Các thực phẩm chức nhiều vitamin C giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Ví dụ: cam, cà chua, ớt chuông, v.v
  • Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D nhằm chuyển hóa canxi cho xương khớp. Ví dụ: sữa, trứng, đậu hũ, v.v

Hãy để tâm đến các dấu hiệu và áp dụng những biện pháp chăm sóc cá nhân nhằm phòng ngừa căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà tại:

Bài viết trên có tham khảo thông tin từ website của bệnh viện Tâm Anh và Medlatec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 votes)

Bài viết khác

Cải thiện đau đầu khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Cải Thiện Sức Khỏe Gia Đình: Hay Đau Đầu Nên Bổ Sung Dưỡng Chất Gì?
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Không Nên Chủ Quan Với Bệnh Xơ Cứng Động Mạch
Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ
Cẩm Nang Cách Chăm Sóc Người Bệnh Nằm Một Chỗ Thời Gian Dài
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì thoái hóa xương khớp được xem là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa. Theo thời […]