Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 14
- 30.027
Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán bệnh không xâm lấn qua hình ảnh. Nếu bạn đang lo lắng không biết cần chuẩn bị những gì cho lần đầu chụp thì hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu về những lưu ý dưới đây nhé.
>>> Đọc thêm: Chất trắng trong não là gì – Những điều cần biết về bệnh thoái hóa chất trắng
Chụp cộng hưởng từ (Tên tiếng Anh là Magnetic Resonance Imaging hay gọi tắt là MRI) là kỹ thuật hình ảnh sử dụng sóng vô tuyến và từ trường cường độ cao để tạo ra hình ảnh cắt lớp của cơ thể.
Phương pháp này không gây xâm lấn đau đớn, an toàn, cho phép bác sĩ xem xét chi tiết cấu trúc bên trong cơ thể như não, xương, cơ, mạch máu và nhiều cơ quan khác một cách rõ ràng và chi tiết.
So với các phương pháp khác như X-quang, chụp CT thì thời gian chụp MRI thường lâu hơn, nhưng hình ảnh quét của khu vực mong muốn lại chi tiết và rõ nét hơn. Do đó, trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh hiện nay, MRI được coi là phương pháp hiệu quả nhất giúp phát hiện tổn thương nhỏ và các vùng bị che khuất.
Thời gian chụp cộng hưởng từ kéo dài từ 15 – 90 phút tùy thuộc vào từng bộ phận khác nhau, thường được dùng chẩn đoán các bệnh ung thư, u não, ổ bụng, mạch máu, phần mềm, cột sống, đĩa đệm, dây chằng,…tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
Trước khi chụp, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tư vấn chi tiết và giải thích kĩ quy trình chụp. Trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ, bạn sẽ được theo dõi qua màn hình máy tính và trò chuyện trực tiếp với bác sĩ qua bộ đàm.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể dưới đây, bạn cần nhịn ăn theo hướng dẫn trước khi chụp để cho ra kết quả chính xác nhất.
Một số bệnh nhân thường mắc hội chứng sợ không gian hẹp, rối loạn thần kinh hay trẻ em cử động nhiều và người già lo lắng khi được đưa vào buồng tối thường gặp khó khăn khi chụp. Họ có thể cần sử dụng thuốc gây mê liều thấp để đảm bảo tiến trình diễn ra suôn sẻ.
Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần nhịn ăn từ 4 – 6 giờ trước khi chụp. Tuy nhiên, việc nhịn ăn lâu dài có thể gây mệt mỏi, vì vậy hãy sắp xếp thời gian chụp sao cho hợp lý. Các chuyên gia khuyến khích thời gian chụp tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn.
Đối với một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể quyết định sử dụng tiêm thuốc đối quang qua đường tĩnh mạch để giúp hình ảnh của cơ quan nhất định thể hiện rõ nét hơn.
Trước khi tiêm thuốc đối quang, bệnh nhân cần phải nhịn ăn từ 4 – 6 giờ. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân chụp vào buổi sáng sau khi thức dậy vì khi đó bệnh nhân đã trải qua bữa ăn cuối trước đó tối thiểu 6-8 giờ.
Trong trường hợp cần chụp ảnh gan mật, bệnh nhân cần phải tuân thủ các quy định cụ thể về việc nhịn ăn và uống nước trước khi thực hiện.
Thời gian nhịn ăn và hạn chế một số loại thức ăn được khuyến nghị sẽ vào 4 – 6 giờ để túi mật căng ra sẽ giúp quá trình chụp để hình ảnh được rõ nét và bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh lí hơn.
Máy chụp MRI trong quá trình chụp sẽ phát ra từ trường rất mạnh nên việc lựa chọn trang phục thích hợp có thể giảm thiểu thời gian chuẩn bị và đảm bảo thoải mái cho bệnh nhân trong suốt quá trình chụp hình.
Nên lựa chọn những bộ trang phục thoải mái như áo quần thun, đầm suông trơn không có khóa kéo để thoải mái và thuận tiện cho các bác sĩ khi chụp.
Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không sử dụng bông tai, thắt lưng, dây chuyền, nhẫn, đồng hồ,… và dễ dàng tháo rời để đảm bảo không gây ra hiện tượng nhiễu loạn ảnh, gây ảnh hưởng đến quá trình chụp.
Trong quá trình chụp MRI, bệnh nhân sẽ nằm thả lỏng trên giường, giữ vững tư thế, nằm ngay thẳng để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất, sau đó sẽ di chuyển từ từ vào bên trong máy chụp.
Tùy thuộc vào vị trí kiểm tra, bệnh nhân có thể được yêu cầu quay đầu ra ngoài hoặc vào trong để đảm bảo thoải mái và chất lượng hình ảnh tốt nhất. Đối với những người mắc hội chứng sợ không gian hẹp, sẽ được ưu tiên nằm quay đầu ra ngoài.
Sau khi hoàn tất quá trình chụp, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời, bệnh nhân cũng cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào sau quá trình chụp.
Đọc thêm:
Chúng tôi hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình chụp cộng hưởng từ và trang bị kiến thức tốt nhất cho quá trình chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe cá nhân hiệu quả.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà tại:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn