Chụp MRI Có Hại Không? Chi Phí, Lưu Ý & Tác Dụng Nổi Bật 

Việc chụp MRI ngày càng trở nên phổ biến trong kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý và chăm sóc sức khoẻ cá nhân bởi nhiều tính năng nổi trội của nó trong việc phát hiện biến chứng bất thường của cơ thể. Cùng WeCare 247 tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Là Gì?

Chụp cộng hưởng từ, còn được biết đến là chụp MRI (hay Magnetic Resonance Imaging), là một phương pháp chẩn đoán sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và tính toán máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của bên trong cơ thể con người.

Phương pháp này cung cấp thông tin quan trọng cho bác sĩ để đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe hoặc để theo dõi phản ứng của cơ thể đối với liệu pháp điều trị. Điểm độc đáo của MRI nằm ở việc nó không sử dụng bức xạ ion hóa, một ưu điểm so với chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT).

Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Là Gì?
Nguồn: Flickr

Nguyên tắc hoạt động của máy MRI là tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể, sau đó máy tính sử dụng tín hiệu thu được để tạo ra loạt hình ảnh, mỗi bức ảnh tương ứng với một phần mỏng của cơ thể. Quá trình này thường được áp dụng cho nhiều bộ phận khác nhau như não, tim, phổi, đầu gối, mang lại lợi ích đặc biệt lớn trong việc phác hoạ hình ảnh của các mô mềm và hệ thần kinh.

Khi Nào Cần Phải Chụp MRI?

MRI tạo ra hình ảnh với độ nét cao, thường được sử dụng để chẩn đoán nhiều vấn đề khác nhau. Trong chẩn đoán về não, MRI có thể phát hiện nguy cơ đột quỵ, phình mạch máu não, vấn đề về mắt và tai, bệnh đa xơ cứng, u não, rối loạn tủy sống, và chấn thương đầu.

Đối với tim và mạch máu, nó đánh giá kích thước và chức năng buồng tim, độ dày thành tim, tổn thương do đau tim hoặc bệnh tim, viêm ngoại tim, cấu trúc động mạch chủ, cũng như viêm hoặc tắc nghẽn mạch máu.

MRI cũng được sử dụng để kiểm tra các cơ quan như gan, đường mật, thận, lách, tử cung, buồng trứng, và tuyến tiền liệt để phát hiện khối u hoặc bất thường. Trong việc đánh giá xương khớp, MRI có thể phát hiện bất thường do chấn thương, đĩa đệm, viêm khớp, nhiễm trùng xương, khối u, đau cổ hoặc thắt lưng với các dấu hiệu thần kinh.

Khi Nào Cần Phải Chụp MRI?
Nguồn: Pexels

Bên cạnh đó, chụp MRI cũng được sử dụng để tầm soát ung thư vú ở những người có nguy cơ cao, đánh giá mức độ khối u và di căn, cũng như kiểm tra hiệu quả điều trị ung thư vú.

Cần Lưu Ý Gì Khi Chụp Cộng Hưởng Từ MRI?

  • Người cấy ghép các thiết bị có chứa sắt vào cơ thể (máy tạo nhịp tim, máy kích thích thần kinh, máy bơm thuốc, kẹp kim loại, khớp giả, nẹp xương, v.v) cần thông báo trước cho nhân viên y tế khi chụp.
  • Máy MRI phát ra tiếng ồn cao vì thế trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cần sử dụng thiết bị bảo vệ tai đặc biệt.
  • Máy chụp có thể kích thích thần kinh, gây cảm giác rung hoặc co giật nhẹ – hãy nhớ đây là hiện tượng bình thường.
  • Người bị thận nặng, phụ nữ mang thai hoặc người dùng thuốc tương phản từ cần thông báo trước với nhân viên y tế.
  • Phụ nữ mang thai ba tháng đầu nên tránh chụp MRI trừ khi thật sự cần thiết.
  • Người sợ không gian kín có thể gặp khó khăn, cần trao đổi với bác sĩ để giảm căng thẳng và lo lắng trước khi chụp.
  • Nếu được, hãy tháo tất cả thiết bị kim loại (kẹp tóc, trang sức, đồ dùng điện tử, khuyên, v.v) trước khi chụp để tránh làm biến dạng hình ảnh MRI.

Chụp Cộng Hưởng Từ MRI: Những Câu Hỏi Phổ Biến

Chụp MRI Có Hại Cho Sức Khoẻ Không?

Như đã đề cập ở phần 1, chụp MRI không tạo ra bức xạ ion hoá có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, chụp MRI cũng không cần xâm lấn hay buộc bệnh nhân phải cung cấp một lượng đáng kể máu hay nước tiểu. Nhìn chung, chụp cộng hưởng từ MRI hoàn toàn vô hại, không cần chuẩn bị trước, không gây đau hay mệt mỏi.

Chụp Phim MRI Ở Đâu?

Chụp Phim MRI Ở Đâu?
Nguồn: Flickr

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế lớn cấp quận và thành phố đều có máy chụp MRI. Bệnh nhân có thể kiểm tra thông tin trong danh mục điều trị và khám của bệnh viện trước khi đến trực tiếp để đảm bảo. Hoặc, bạn có thể tham khảo thông tin trên các ứng dụng đặt lịch nổi tiếng như Booking Care, MedPro để so sánh giá, gói dịch vụ và đặt lịch trước.

Chi Phí Chụp MRI Là Bao Nhiêu?

Chi phí chụp phim MRI dao động theo từng cơ sở y tế và gói dịch vụ đi kèm. Cụ thể, chi phí chụp toàn thân sẽ cao hơn một bộ phận. Chi phí chụp MRI nếu có sử dụng thuốc cản quang sẽ cao hơn trường hợp không dùng thuốc.

Khi chụp MRI tại bệnh viện lớn và bệnh viện tư nhân, chi phí phải trả cũng cao hơn so với ở các bệnh viện công lập và trung tâm nhỏ lẻ.

Chụp MRI Tốn Bao Nhiêu Thời Gian?

Chụp MRI thường kéo dài từ 12 đến 45 phút tuỳ theo từng bệnh nhân. Với những người cần chụp toàn thân, chu trình sẽ kéo dài hơn những người chỉ chụp một hoặc một vài bộ phận.

Chụp MRI Tốn Bao Nhiêu Thời Gian?
Nguồn: Picryl

Sau khi có kết quả phim, bác sĩ sẽ cần thời gian để đọc kết quả và đưa ra chẩn đoán chính xác. Với những trường hợp có bệnh lý cần điều trị, bệnh nhân sẽ tốn thêm thời gian để thực hiện các thủ tục khác theo chỉ định như siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT, v.v.

Những Điều Cần Biết Về Chụp MRI: Tổng Kết

Trên đây là một số thông tin phổ biến về quá trình chụp phim MRI, lưu ý khi chụp và một số câu hỏi thường gặp về quy trình chẩn đoán hình ảnh này. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân hiệu quả.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC , Bệnh viện Đa khoa Tâm AnhPhòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận