Những Biện Pháp Phòng Ngừa Sốt Xuất Huyết Hiệu Quả

Vào mùa mưa, khi muỗi hoạt động sôi nổi, nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng cao, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cá nhân đơn giản, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại Virus có tên là Dengue gây ra. Đây là bệnh lây truyền phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khi muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn – có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh truyền bệnh cho người qua các vết đốt.

Muỗi Aedes Aegypti (Hay còn gọi là muỗi vằn) I Ảnh: Freepik

Đọc thêm: 

Các biện pháp phòng chống Sốt Xuất Huyết khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh nhà, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy

Muỗi vằn thường sống trong nhà, trú ẩn ở những nơi tối, ẩm thấp và đẻ trứng ở nơi có nước đọng như chum, thau, vại, bể nước,…. Sau 2 – 3 ngày, trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. 

Để giảm mật độ muỗi và nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết khi chăm sóc sức khỏe cá nhân, chúng ta cần thực hiện các biện pháp loại bỏ các nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi.

Dọn dẹp vệ sinh không gian sống là cách hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa bệnh Sốt xuất huyết I Ảnh: Freepik

1. Đậy Kín Các Dụng Cụ Chứa Nước

Để tránh muỗi đẻ trứng, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, thau, vại, bể nước… Không để nước đọng trong những nơi này giúp giảm nguy cơ sinh sản của muỗi.

2. Sử Dụng Cá Nhỏ hoặc Cá Bảy Màu

Thả cá nhỏ, cá bảy màu hoặc mê zô trong các dụng cụ chứa nước (chum, vại, thau, bể nước..) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

3. Sử Dụng Muối Hoặc Dầu ăn vào Nước Trong quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân

Đối với các dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh hoặc tủ đựng chén bát đọng nước, có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước để muỗi không thể đẻ trứng và phát triển.

4. Thay Nước Định Kỳ

Bình đựng hoa và các dụng cụ chứa nước khác cần thường xuyên được thay nước để tránh nơi sinh sản của muỗi.

5. Xông Khói và Phát Quang Cây Cối

Để giảm thiểu số lượng muỗi trong các ổ nước, cần cắt tỉa cây cối để loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi trong các khu vực có bóng râm và phát quang cây cối để phá vỡ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành. Việc này sẽ tạo không gian thoáng đãng, trong lành trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình

Phòng chống muỗi đốt trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

1. Sử dụng các sản phẩm chống muỗi 

Tính đến hiện tại, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hoặc thuốc điều trị đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là ngăn chặn muỗi đốt bằng các biện pháp phòng chống đơn giản tại nhà như:

  • Tinh dầu/xịt chống muỗi, nhang diệt muỗi
  • Mặc quần áo dài tay 
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày
Xịt chống muỗi có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng đốt vô cùng hiệu quả I Ảnh: Freepik

2. Phun hóa chất phòng chống dịch

Cần tích cực phối hợp với các đơn vị y tế địa phương phun thuốc diệt muỗi định kỳ vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa để giảm thiểu sự lây lan của bệnh.

3. Tăng cường chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Chúng ta cần tăng cường ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hãy theo dõi WeCare 247 thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích về sức khỏe và đời sống hàng ngày nhé! 

Để đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhà 24/7, Quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938 999 247 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. 

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Dịch vụ bác sĩ gia đình
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 8 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Hô Hấp
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Cần Thiết
Cách chăm sóc người bệnh suy thận mạn tại nhà
7 Lưu Ý Quan Trọng Trong Cách Chăm Sóc Người Bệnh Suy Thận Mạn Tại Nhà
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận