Siêu Âm Có Cần Nhịn Ăn Không? Những Điều Bạn Cần Biết Về Siêu Âm

Trong thế giới y học ngày nay, công nghệ siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu rõ về cách siêu âm hoạt động và ứng dụng của nó trong lĩnh vực y học.

Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về công nghệ siêu âm, đồng thời đưa ra những thông tin quan trọng mà mọi người cần biết để hiểu rõ hơn về ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Siêu Âm Đầu Dò Là Gì?

Siêu âm, hay Ultrasound trong tiếng Anh, là một phương pháp chẩn đoán bệnh sử dụng sóng âm tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh trực quan của các cơ quan trong cơ thể. Hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ có được thông tin tổng quát về tình trạng cơ quan trong cơ thể người bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Siêu âm Đầu Dò Là Gì?
Nguồn: Rawpixel

Siêu âm đầu dò có thể kiểm tra nhiều bộ phận trên cơ thể, từ tim, gan, túi mật đến những khu vực quan trọng khác. Phương pháp này giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để từ đó áp dụng biện pháp chữa trị sớm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị không nên dựa hoàn toàn vào kết quả siêu âm, mà còn cần dựa vào nhiều yếu tố bệnh lý khác cũng như sự tư vấn chuyên sâu của bác sĩ chuyên khoa.

Ưu – Nhược Điểm của Siêu Âm Đầu Dò

Ưu Điểm của Siêu Âm

  • Không xâm lấn
  • An toàn cho phụ nữ có thai
  • Có thể cung cấp số liệu chi tiết của biến chứng bất thường (sỏi, khối u, v.v)
  • Có khả năng phát hiện bệnh lý bất thường ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể
  • Chi phí hợp lý và tiết kiệm
  • Có thể cung cấp hình ảnh rõ nét và tổng quát của bộ phận cần kiểm tra

Nhược Điểm của Siêu Âm

  • Không thể phát hiện vấn đề bất thường nếu bị các cơ quan khác che khuất
  • Không thể phát hiện bệnh ở xương
  • Cần phối hợp thêm nhiều yếu tố khác như CT scan, xét nghiệm máu, chụp phim MRI để đưa ra kết luận cuối cùng

Khi Nào Cần Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò?

Siêu Âm Thai

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng sau 6 tuần, mẹ nên thực hiện siêu âm thai để xác định thai nhi có tồn tại hay không. Bên cạnh mốc thời gian này, mẹ cũng nên nhớ siêu âm thai khi thai đủ 12 tuần để đánh giá các nguy cơ bất thường về gen và nhiễm sắc thể.

Siêu âm thai
Nguồn: Wallpaper Flare

Trong giai đoạn 22 tuần, siêu âm thai có thể phát hiện các vấn đề về dị tật bẩm sinh và theo dõi sự phát triển bình thường của thai.

Khi thai đến 32 tuần, thai phụ cần siêu âm thêm 1 lần nữa để đánh giá tình trạng tổng thể của thai, bao gồm cả tình trạng bánh nhau, nước ối, và sự phát triển của thai để từ đó đưa ra đánh giá chính xác về quá trình sinh đẻ của mẹ.

Siêu Âm Ổ Bụng

Siêu âm ổ bụng chủ yếu được ứng dụng để đánh giá kích thước và vị trí của cơ quan và cấu trúc trong khu vực này. Sử dụng siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra vùng bụng để phát hiện các dấu hiệu liên quan đến u nang, khối u, áp xe, tắc nghẽn, ổ dịch trong bụng, cục máu đông trong mạch máu, và tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn hữu ích trong việc đo kích thước của động mạch chủ bụng để phát hiện chứng phình động mạch chủ. Các vấn đề như sỏi túi mật, thận, và niệu quản cũng có thể được phát hiện thông qua siêu âm.

Siêu âm còn đóng vai trò hỗ trợ trong việc đặt kim sinh thiết mô bụng và dẫn lưu dịch từ u nang hoặc áp xe.

siêu âm ổ bụng
Nguồn: Pexels

Việc đánh giá lưu lượng máu của các cấu trúc trong ổ bụng cũng là một ứng dụng quan trọng của siêu âm ổ bụng, và có thể được bác sĩ đề xuất để xác định các loại bệnh lý khác.

Siêu âm cũng thường được yêu cầu kèm trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm để giúp bác sĩ và doanh nghiệp đánh giá toàn diện sức khoẻ tổng thể của người lao động.

Siêu Âm Có Cần Nhịn Ăn Không?

Trong Trường Hợp Cấp Cứu

Trong trường hợp cần siêu âm khẩn cấp để thực hiện cấp cứu, bệnh nhân không cần hạn chế ăn uống hoặc nhịn tiểu.

Trong Trường Hợp Được Báo Trước

Đối với những trường hợp đã được chuẩn bị, trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng và siêu âm thai, bệnh nhân cần kiêng ăn ít nhất 6 – 8 giờ. Siêu âm buổi sáng được ưu tiên để đảm bảo đủ thời gian tiêu hóa bữa ăn trước đó và tối ưu hóa chất lượng hình ảnh.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân có nghi ngờ bệnh lý về tử cung hay tiền sử bệnh lý túi mật, việc kiêng ăn trước siêu âm có thể cung cấp kết quả chính xác hơn, bởi thức ăn chưa tiêu hóa có thể gây trở ngại cho sóng âm và làm mờ hình ảnh. Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, thức ăn tích tụ ở dạ dày và không khí ở đường ruột cũng ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm.

siêu âm có cần nhịn ăn không?
Nguồn: Public Domain Pictures

Do đó, trước quá trình kiểm tra, người bệnh nên kiêng ăn hoặc ăn nhẹ, tránh thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ và gây đầy bụng để đảm bảo kết quả chính xác. Ví dụ, khi thực hiện siêu âm túi mật, gan, tụy hoặc lách, bệnh nhân có thể được yêu cầu kiêng chất béo từ buổi tối trước xét nghiệm cho đến khi thực hiện thủ thuật, tuy nhiên, vẫn được phép uống nước và các loại thuốc theo hướng dẫn.

Siêu Âm Có Cần Nhịn Tiểu Không?

Siêu âm có cần nhịn tiểu không? Câu trả lời là có nhé!

Trước khi thực hiện siêu âm khoảng 30 – 60 phút, người bệnh cần tiêu thụ một lượng lớn nước và duy trì tình trạng không tiểu tiện. Việc không tiểu giúp tạo áp lực trong bàng quang, hỗ trợ quan sát hình ảnh tốt hơn trong khu vực bụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi thực hiện siêu âm cho tử cung, tuyến tiền liệt, cơ quan trong vùng hố chậu và hạ vị.

Tuy nhiên, cần tránh uống quá nhiều nước cùng lúc để tránh làm căng dạ dày, ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả siêu âm. Điều này sẽ đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra hiệu quả và chính xác.

Người Bệnh Cần Lưu Ý Gì Khi Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò?

  • Tránh ăn bữa tối có nhiều chất béo hoặc nhịn ăn trong khoảng 8-12 giờ trước khi thực hiện siêu âm để giảm ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị.
  • Trong quá trình kiểm tra bụng, bệnh nhân nên mặc đồ thoải mái, nằm trên giường khám với áo kéo lên và quần kéo xuống ngang xương mu. 
  • Có thể cần cởi bỏ quần áo, nhưng đây là các thủ thuật thông thường trong quá trình kiểm tra, không có gì phải e ngại.
  • Phụ nữ đi siêu âm ổ bụng nên tránh mặc váy để thuận tiện cho quá trình kiểm tra.
  • Giữ im lặng khi chờ khám để bác sĩ có thể tập trung và thăm khám một cách tốt nhất.
Người Bệnh Cần Lưu Ý Gì Khi Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò?
Nguồn: Wikimedia

Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu và có góc nhìn tổng quan hơn về những tác dụng chính của siêu âm đầu dò và lưu ý khi thực hiện siêu âm.

Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất về chăm sóc sức khoẻ cá nhân.

Bài viết có tham khảo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện đa khoa MEDLATECBệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết khác

Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Nhận Biết Nhanh 10 Dấu Hiệu Phổ Biến Khi Cơ Thể Thiếu Vitamin C
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Nhận Biết Nhanh 10 Dấu Hiệu Phổ Biến Khi Cơ Thể Thiếu Vitamin C
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận