Bí Kíp Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: Cách Giải Ngộ Độc Thực Phẩm Tại Nhà

Tin tức về các vụ ngộ độc thời gian gần đây cho thấy, ngộ độc thực phẩm đang gia tăng nhanh với chiều hướng phức tạp, là mối lo hàng đầu không chỉ cho xã hội mà mỗi gia đình đều phải hết sức chú ý. Đặc biệt, trẻ em và người lớn tuổi là hai đối tượng ngộ độc dễ chuyển biến nặng, khó chữa trị và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bổ sung cách giải ngộ độc thực phẩm nhanh và an toàn vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình là việc làm hết sức cần thiết. 

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngộ độc thực phẩm

1. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn

1.1. Ngộ độc do vi khuẩn E.coli

E coli là một loại vi khuẩn thuộc loại trực khuẩn gram âm nhóm vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae, thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa của người và động vật.

Đa số các trường hợp ngộ độc E coli xảy ra khi nấu thịt chưa chín. Ngoài ra, các thực phẩm sau là nguồn lây nhiễm E coli phổ biến: thịt sống, sữa, các sản phẩm từ sữa, rau xanh và trái cây bị nhiễm phân hoặc nhiễm chéo khi để chung với thịt sống.

E coli còn có thể lây lan qua nguồn nước ô nhiễm. Do đó, “ăn chín, uống sôi” chính là cách chăm sóc sức khỏe gia đình tránh ngộ độc E coli.

1.2. Ngộ độc do vi khuẩn Salmonella

Thông qua thức ăn, Salmonella xâm nhập vào cơ thể người sản sinh độc tố đường tiêu hóa nguy hiểm làm tổn thương niêm mạc ruột, gây các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Lượng lớn vi khuẩn xâm nhập có thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm.

Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể nhiễm Salmonella, từ thịt động vật cho đến trứng, rau và sữa.

Cách bảo vệ sức khỏe gia đình để phòng ngộ độc thực phẩm do Salmonella là tuân theo các nguyên tắc an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản thực phẩm chín và sống, luôn rửa tay sạch trước khi nấu ăn. 

1.3. Ngộ độc do nhiễm khuẩn Listeria

Ngộ độc do nhiễm khuẩn Listeria có triệu chứng nghiêm trọng hơn cả E coli và Salmonella. Một số loại thực phẩm dễ nhiễm Listeria như: sữa, phô mai, thịt nguội. Vi khuẩn Listeria có thể sinh trưởng trong thực phẩm ngay cả khi được trữ lạnh.

Nhiễm độc Listeria nặng có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong. Vì vậy, cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất là nếu bạn hoặc người thân mình có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc do nhiễm khuẩn thì nên đi khám ngay, tránh tình trạng ngộ độc trở nặng.

Bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn ảnh: Freepik

2. Thực phẩm chứa chất gây nhiễm độc

2.1. Thực phẩm vốn chứa độc chất

  • Thực phẩm nguồn gốc động vật có chứa chất độc: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, một số loài ốc, sao biển, con sam, kỳ nhông,..  chứa độc tố tetrodotoxin.
  • Thực phẩm nguồn gốc thực vật có chứa chất độc: cây lá ngón, cây mã tiền, cây cà độc chứa độc tố Alkaloid. Ngộ độc Cyanua do ăn sắn và măng chế biến không đúng cách.
  • Độc tố từ các loại nấm: Một số loại nấm tự nhiên có thể chứa độc tố, gây ngộ độc khi ăn phải với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác, gây độc hệ thần kinh, thậm chí là tử vong.

Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe gia đình cần xác định chính xác loại thực phẩm đang sử dụng không chứa độc tố, và cần chế biến thực phẩm đúng cách.

2.2. Thực phẩm còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật là cực kỳ nguy hiểm, làm tổn thương hệ tiêu hóa và thần kinh. Ngoài ra độc tính còn tích lũy trong cơ thể gây khả năng đột biến tế bào, gây kích thích tế bào u ác tính phát triển,…

2.3. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, quá hạn sử dụng

Thực phẩm để lâu, quá hạn sử dụng sẽ gây biến chất, màu, mùi vị, thậm chí việc sử dụng thực phẩm hết hạn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E coli, Salmonella, Listeria,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.

Thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc do không được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng cũng như thành phần, rất dễ chứa các chất gây độc, quá liều phụ gia và chất bảo quản, thậm chí là chứa chất gây nghiện.

Ngộ độc thực phẩm
Nguồn ảnh: Freepik

Triệu chứng nhận biết ngộ độc thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe gia đình

1. Triệu chứng thường gặp

1.1. Ngộ độc thực phẩm nhẹ

  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy gây mất nước
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi, chán ăn.

Ngộ độc thực phẩm nhẹ thường ít nguy hiểm nhưng nó cũng có thể gây ra triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Cho nên, dù ở mức độ nhẹ cũng cần được phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe gia đình.

1.2. Ngộ độc thực phẩm nặng

  • Sốt cao
  • Tiêu chảy liên tục kèm phân có máu
  • Người bệnh nôn nhiều
  • Rối loạn thần kinh: nhìn mờ, nói khó, chóng mặt, đau đầu, co giật
  • Tụt huyết áp, loạn nhịp tim

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nặng cảnh báo những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn ảnh: Freepik

2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ít gặp

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm chứa độc chất (ngộ độc cá, sắn, măng) là ngộ độc ít gặp, nhưng lại thường rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh với các triệu chứng như:

  • Mắt mờ, nhìn khó
  • Nói khó
  • Đau đầu, chóng mặt, co giật
  • Yếu liệt

Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự trang bị một số kiến thức quan trọng về cách giải ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ gia đình bạn.

Cách giải và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà

1. Cách xử lý nhanh và hiệu quả ngộ độc thực phẩm trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình

1.1. Gây nôn

Kích thích để người bệnh nôn thức ăn ra ngoài là biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm, nhằm hạn chế độc tố xâm nhập vào cơ thể. Lưu ý, biện pháp này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân còn tỉnh táo, dùng tay rửa sạch đặt vào lưỡi để kích thích gây nôn.

1.2. Bù nước và điện giải

Người bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường bị mất nước nghiêm trọng. Lúc này, cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả là bù nước và điện giải kịp thời bằng cách uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, uống nước oresol được pha đúng tỷ lệ hoặc uống nước gạo rang để bù điện giải cho người bệnh.

1.3. Cho người bệnh nghỉ ngơi

Người bị ngộ độc thực phẩm cần được nghỉ ngơi nhiều do các triệu chứng ngộ độc khiến cơ thể mệt mỏi và dễ đuối sức. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và cải thiện hiệu quả tình trạng mệt mỏi. Lúc này nên để người bệnh ở nơi thoáng mát, yên tĩnh để nghỉ ngơi, đặt người bệnh nằm ngửa và đầu thấp là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả nhất.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc viên đang tiến hành chăm sóc người bệnh tại nhà | Nguồn: WeCare 247

1.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị ngộ độc thực phẩm thường nôn nhiều và cảm thấy chán ăn trong thời gian ngắn. Khi cảm giác thèm ăn quay trở lại, biện pháp chăm sóc sức khỏe gia đình lúc này là để người nhà ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất người bệnh nên ăn nhạt, ít chất béo.

1.5. Sử dụng phương pháp dân gian

  • Nhai từ 2 – 3 tép tỏi tươi có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau bụng và ngăn ngừa tiêu chảy vì trong tỏi có tính kháng sinh tự nhiên.
  • Dùng vài lát gừng giã nhuyễn trộn cùng 1 thìa mật ong, sau đó ngậm hỗn hợp này trong vòng 15 phút. Phương pháp này giúp xoa dịu những khó chịu trong dạ dày.
  • Uống nước ấm pha với giấm táo giúp làm giảm các triệu chứng ngộ độc hiệu quả. Giấm táo có tính kiềm sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

2. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm để bảo vệ sức khỏe gia đình

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta cần chủ động hơn trong chăm sóc và bảo vệ gia đình khỏi tình trạng ngộ độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng hiện nay, bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả với những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh tay, dụng cụ làm bếp, dụng cụ ăn uống
  • Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, luôn rửa thực phẩm trước khi chế biến, ưu tiên thực phẩm tươi sống, thực phẩm rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
  • Không để lẫn thực phẩm chín và sống. Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, đúng cách
  • Ăn uống bên ngoài an toàn. Lựa chọn hàng quán uy tín.
  • Ăn chín, uống sôi
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách, tách riêng biệt thực phẩm chín và sống. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh và dụng cụ bảo quản.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Đọc thêm:

Trên đây là những thông tin được WeCare 247 tổng hợp kỹ càng và đầy đủ đối với tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng như cách xử trí, phòng tránh ngộ độc thực phẩm an toàn hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên WeCare 247 có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.

Hãy theo dõi Fanpage WeCare 247 để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe và thông tin về dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà bạn nhé!

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Tâm Anh và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Cách Giải Ngộ Độc Thực Phẩm An Toàn Tại Nhà Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình […]

[…] là loại vi khuẩn phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh đường ruột ảnh hưởng sức khỏe gia đình, đặc biệt nguy hiểm […]