Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình Với 5 Bí Quyết Nuôi Dưỡng Lợi Khuẩn Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

Hệ tiêu hóa của con người chứa một hệ vi sinh phức tạp bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, quyết định trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa, sức khỏe miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Do đó, nuôi dưỡng lợi khuẩn chính là một trong những cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu 5 cách nuôi dưỡng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá qua bài viết này.

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột đối với sức khỏe gia đình

Trên thực tế, nếu không có hệ vi sinh vật đường ruột, con người rất khó để tồn tại. Chúng ta đã tiến hóa để sống chung với các vi sinh vật đường ruột trong hàng triệu năm qua và không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hàng ngàn loại vi khuẩn đang hiện hữu trong đường ruột đối với sức khỏe gia đình, bao gồm:

  • Tăng cường hiệu quả và giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh

  • Thúc đẩy quá trình tổng hợp các Vitamin quan trọng

  • Tham gia với vai trò là chất xúc tác vào các hoạt động tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng

  • Trở thành “rào chắn” bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài

Chăm sóc sức khỏe đường ruột
Nguồn: Freepik

Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe gia đình từ việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hệ tiêu hóa có đến hàng ngàn loại vi khuẩn khác nhau cùng tạo nên sự cân bằng và 85% trong số chúng là vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Và chỉ cần một yếu tố nào đó làm xáo trộn sự cân bằng vốn có của tạo hóa này cũng đều có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cũng như dẫn đến nhiều yếu tố rủi ro khi chăm sóc sức khỏe gia đình.

1. Thay đổi trọng lượng cơ thể

Tình trạng mất cân bằng hệ khuẩn ruột có thể góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể, dẫn đến tăng cân.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột

Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến các vấn đề đường ruột, chẳng hạn như bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích.

Các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng ở người mắc hội chứng ruột kích thích có thể đến từ nguyên nhân mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tạo ra nhiều khí và các hoá chất khác, dẫn đến những triệu chứng khó chịu ở ruột.

Vi khuẩn gây hại sức khỏe đường ruột
Nguồn: Freepik

3. Tác động đến sức khỏe tim mạch

Thật bất ngờ khi hệ vi sinh vật đường ruột hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể có quá nhiều hại khuẩn có thể góp phần gây ra bệnh tim bằng cách tạo ra trimethylamine N-oxide (TMAO), một chất hoá học làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đột quỵ.

4. Có mối liên hệ mật thiết với trục thần kinh não – ruột

Một số loại vi khuẩn đường ruột có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Điển hình là serotonin, chất dẫn truyền thần kinh chống trầm cảm được tạo ra chủ yếu trong ruột.

Cẩm nang sức khỏe gia đình – 5 cách nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột

1. Ăn các thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men không những giúp chăm sóc sức khỏe gia đình trong các bữa ăn hàng ngày mà còn tốt cho hệ tiêu hóa vì chúng có sự biến đổi của vi sinh vật. Quá trình lên men có liên quan tới sự biến đổi các chất đường có trong thực phẩm thành rượu hoặc axit hữu cơ do nấm men hoặc vi khuẩn gây ra.

Thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe gia đình gồm: sữa chua, nấm sữa Kefir, kim chi, phô mai, giấm, miso, nước tương, đậu phụ lên men,… Những thực phẩm này đều chứa nhiều vi sinh vật có lợi, đặc biệt là Lactobacilli.

Thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe đường ruột
Nguồn: Freepik

2. Tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotic

Prebiotic là một loại chất xơ được xem là “thức ăn ưa thích” của các loại vi sinh vật đường ruột, vì nó có chức năng kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, điển hình là Bifidobacteria.

Prebiotic có trong nhiều loại trái cây, rau, củ quả như chuối, atiso, măng tây, táo và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Thực đơn chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

3.  Áp dụng chế độ ăn uống chủ yếu bằng thực vật

Một trong những cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất để tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột là ăn nhiều loại thực phẩm thực vật. Trong đó, rau quả và trái cây là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho các vi sinh vật đường ruột và giúp ngăn chặn được sự phát triển của một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh.

Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên – Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam: Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam ít nhất là 20 – 25g/người/ngày.

Bổ sung rau củ quả vào thực đơn để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Vì vậy, cách chăm sóc sức khỏe gia đình tránh khỏi các bệnh về tiêu hóa là nên tăng cường các thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào các bữa ăn để thúc đẩy một hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng.

4.  Tập thể dục đúng cách

Luyện tập thể dục thể thao là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả và mang lại những lợi ích đáng kể cho sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi chúng ta bắt đầu các bài tập thể dục sẽ đưa cơ thể vào chế độ đốt cháy năng lượng, làm cho hệ sinh vật đường ruột cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, ngay cả khi bạn không dùng các sản phẩm men vi sinh.

Cũng nên lưu ý rằng, không phải bài tập thể dục nào cũng giúp các lợi khuẩn đường ruột phát triển tốt. Cần phải lựa chọn bài thập có cường độ vừa phải và giữ cho tinh thần luôn vui vẻ suốt buổi tập thì mới có thể làm cho vi khuẩn đường ruột được cải thiện theo hướng tích cực nhanh chóng hơn.

Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe đường ruột
Nguồn: Freepik

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, hãy lựa chọn các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) để vừa giúp ích cho việc chăm sóc gia đình, vừa có tác dụng rõ rệt hơn trong việc cải thiện vi khuẩn đường ruột.

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hằng ngày là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng. Vì vậy để có được một hệ tiêu hóa “trẻ khỏe” thì ngoài tập luyện thể dục, vận động thể chất ra chúng ta cũng cần phải chú ý đến các thói quen hằng ngày của gia đình và bản thân:

  • Thay đổi thói quen ăn uống theo hướng tích cực: ăn đủ 3 bữa một ngày, ăn đúng giờ, tránh ăn quá no.

  • Ăn chậm, nhai kỹ.

  • Uống đủ nước, uống từng ngụm nhỏ, ưu tiên uống nước ấm.

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không để giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm.

  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng tích tụ lâu ngày, suy nghĩ tiêu cực.

Đọc thêm:

Đường ruột là một hệ sinh thái thu nhỏ với hàng ngàn loài vi khuẩn khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc tạo tính ổn định, khả năng đề kháng trước tác nhân gây bệnh và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Bổ sung rau củ quả vào thực đơn để chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

WeCare 247 hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn và gia đình có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc nuôi dưỡng lợi khuẩn, giúp chăm sóc tốt cho sức khỏe tiêu hóa và chăm sóc sức khỏe gia đình.

Hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 để luôn cập nhật sớm những thông tin bổ ích giúp chăm sóc gia đình thân yêu!

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc suy hô hấp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Suy Hô Hấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa 
Phòng ngừa rối loạn tiền đình khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Ngừa Chứng Rối Loạn Tiền Đình
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Tiểu Đường: 7 Dưỡng Chất Quan Trọng Cần Bổ Sung Thường Xuyên
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận