Đột Quỵ: Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khoẻ Cá Nhân Tại Nhà

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người trên khắp thế giới mỗi năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về đột quỵ, những triệu chứng cảnh báo và cách phòng tránh.  Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu về đột quỵ và cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Đột quỵ là gì?

Nguồn: Adobe Stock
Đột quỵ, hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể. Quá trình này kéo dài khiến não bộ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tế bào. Chỉ cần thiếu máu trong vài phút, các tế bào não sẽ dần dần chết. Chính vì thế, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, bởi, thời gian kéo dài càng lâu, lượng tế bào não chết càng nhiều, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới hoạt động của cả cơ thể, đặc biệt là khả năng vận động và tư duy. Trong nhiều trường hợp, đột quỵ có thể gây tử vong. >>> Xem thêm: Thiếu oxy lên não – Những dấu hiệu cần lưu ý, hậu quả và cách khắc phục

Dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

Đột quỵ thường diễn ra bất ngờ và nhanh chóng, tuy nhiên những ảnh hưởng mà nó mang lại là vô cùng nghiêm trọng. Sau đây là một vài dấu hiệu đột quỵ mà mọi người cần lưu ý:
  1. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không còn sức lực, cơ mặt và miệng tê cứng

  2. Méo miệng, biểu hiện rõ nhất khi cười

  3. Cử động rất khó, đặc biệt là ở chân và tay, thậm chí có thể liệt nửa người

  4. Không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc

  5. Môi lưỡi bị cứng, khó mở miệng phát âm, nói không rõ chữ, ngọng bất thường

  6. Mất thăng bằng đột ngột, không thể phối hợp chân tay nhịp nhàng, hoa mắt, chóng mặt

  7. Thị lực giảm bất ngờ

  8. Đau đầu dữ dội, dễ buồn nôn

Bệnh nhân đột quỵ thường có triệu chứng méo miệng đột ngột. Nguồn: Wikimedia
Lưu ý rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột, biến mất rất nhanh, nhưng sẽ lặp lại nhiều lần. Chính vì thế, khi thấy những dấu hiệu đột quỵ trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thật sớm để kiểm tra và được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà hiệu quả, tránh đột quỵ.

Những thời điểm “vàng” trong sơ cứu đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà

0 – 4,5 giờ đầu Có thể thực hiện thông mạch và dùng dụng cụ hút huyết khối để cấp cứu
4,5 – 6 giờ Chỉ dùng dụng cụ hút huyết khối để cấp cứu
Hãy ghi nhớ con số 4,5 giờ đầu khi cấp cứu cho người đột quỵ. Đây được coi là khoảng thời gian có thể cấp cứu bằng phương pháp thông mạch hoặc dụng cụ hút huyết khối để hạn chế tối đa các di chứng. Từ giờ thứ 4,5 đến giờ thứ 6, vẫn có thể cấp cứu bằng dụng cụ hút huyết khối nhưng không thể thông mạch được nữa. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng, với người bị đột quỵ, mỗi giây phút trôi qua đều vô cùng quan trọng. Thời gian chờ càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, biến chứng càng nghiêm trọng.

Biện pháp sơ cứu đột quỵ

Khi bắt gặp 1 người bị đột quỵ, điều đầu tiên bạn cần làm chính là gọi ngay cấp cứu ở 1 bệnh viện gần nhất. Trong khi chờ đợi, hãy thực hiện các bước sau:
  1. Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao

  2. Nếu bệnh nhân ói mửa, hãy để đầu nghiêng sang một bên để tránh trào ngược vào họng

  3. Dùng khăn vải hoặc thìa đặt giữa hàm răng để tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi

  4. Nếu bệnh nhân hôn mê hoặc ngừng thở, thực hiện hô hấp nhân tạo

Lưu ý: Không cạo gió và xoa bóp

Hô hấp nhân tạo. Nguồn: Vinmec

Phòng tránh đột quỵ chủ động thông qua chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà

Đột quỵ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể diễn ra với bất kỳ ai. Chính vì thế, để phòng tránh đột quỵ, mỗi chúng ta cần chủ động bảo vệ bản thân ngay từ bây giờ.  Tham khảo một số phương pháp phòng tránh đột quỵ dưới đây cùng WeCare 247:
  1. Ăn uống đủ dinh dưỡng, đa dạng nhóm chất

  2. Sinh hoạt lành mạnh (vận đông điều độ, không nghiện chất kích thích)

  3. Không hút thuốc

  4. Không sử dụng đồ uống có cồn

  5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng cần phải hiểu và phòng ngừa. Chính vì thế, tìm hiểu rõ về các triệu chứng, cách xử lý khi gặp đột quỵ, và duy trì lối sống lành mạnh cho sức khoẻ là vô cùng quan trọng.  Hãy nhớ rằng sức khỏe là quý báu, và việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà có thể giúp bạn đối phó với nguy cơ đột quỵ. Hãy đảm bảo rằng bạn đang đưa sức khỏe của mình lên hàng đầu và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ mình khỏi căn bệnh đáng sợ này. >>> Xem thêm: Những chỉ số sinh tồn cần quan tâm khi chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Phòng khám Đa khoa Cao cấp Jio Health và Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận