Thực Đơn Cho Người Bệnh Bướu Cổ Chuẩn Y Khoa

Thực đơn cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ, bởi nếu chọn hấp thụ đúng nhóm thực phẩm, người bệnh không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn ngăn chặn sự gia tăng của bướu trong cơ thể. 

Hãy cùng tìm hiểu về những món ăn nên và không nên xuất hiện trên thực đơn người bệnh bứu cổ qua bài viết dưới đây.

Thực đơn cho Người bệnh bướu cổ nên ăn gì?

Hải sản

Nguồn: Flickr

Hải sản là thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn cho người bệnh bướu cổ. Sở hữu lượng i-ốt tự nhiên cao, các loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò, hến, cá để duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, từ đó ngăn chặn tình trạng phình tuyến giáp và bướu cổ.

Đồng thời, hải sản còn có lượng lớn omega-3 và selen tự nhiên, vừa góp phần duy trì hoạt động của tuyến giáp, vừa làm giảm lo âu, mệt mỏi, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ sâu.

Tuy nhiên, hãy chế biến hải sản bằng những phương pháp tối giản, hạn chế muối, đường và chất béo tối đa để tránh thừa cân, béo phì, tích nước, phù nề, khó tiêu.

>>> Đọc thêm: Tác dụng của hải sản cho giấc ngủ sâu

Trứng

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho người bệnh bướu cổ. Với thành phần chứa i-ốt, protein, vitamin, và selen, trứng góp phần duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, giảm nguy cơ bướu cổ và phình giáp; đồng thời còn bổ sung nhiều dinh dưỡng và khoáng chất cho người bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý: trứng là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây thừa cholesterol, béo phì, khó tiêu. Theo các chuyên gia, không nên tiêu thụ quá 2 quả trứng/ ngày.

Rong biển

Nguồn: Pxhere

Rong biển tưởng chừng chỉ là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu và thường được dùng trong chế biến món Hàn – Nhật – tuy nhiên, đây là quan điểm dinh dưỡng sai lầm.

Thực tế, rong biển, ngoài chất xơ và khoáng chất, còn giàu i-ốt tự nhiên giúp điều hoà nội tiết tố tuyến giáp. Theo quan điểm Đông y, rong biển còn hiệu quả trong việc hạ nhiệt cơ thể, tiêu đờm, làm mềm khối u.

Điểm đặc biệt của rong biển chính là món ăn này có thể được kết hợp và chế biến ngon miệng với nhiều hình thức đa dạng, vì thế mà vô cùng dễ để lên thực đơn cho người bệnh bướu cổ với rong biển. Rong biển có thể dùng để nấu canh với đậu phụ, thịt bằm, ăn kèm cơm trắng và trứng, trộn salad, v.v

Thực đơn cho người bệnh bị bướu cổ không nên ăn gì?

Đồ uống có cồn

Người bị bướu cổ nên hạn chế dùng đồ uống có cồn. Những thức uống này khi nạp vào cơ thể sẽ rất khó xử lý, thải độc hoàn toàn, làm suy yếu và gây hại cho quá trình hoạt động của gan.

Đồng thời, đồ uống có cồn cũng làm hại các hệ cơ quan như tim, gan, da dày, và gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Với người bị bướu cổ, việc tiêu thụ đồ uống có cồn càng làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Needpix

Nội tạng động vật

Hãy hạn chế nội tạng động vật (gan, tim, lòng, phèo, phổi) trong thực đơn cho người bệnh bướu cổ. Dù được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, nội tạng động vật có hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol rất cao, khiến tuyến giáp ít hấp thụ các hoạt chất trong thuốc điều trị bướu cổ.

Nội tạng động vật cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như mỡ trong máu, tắc nghẽn động mạch, gan nhiễm mỡ, v.v

Hãy giảm tối thiểu lượng nội tạng động vật trong thực đơn hàng ngày của người bệnh bướu cổ, hoặc nếu có thể, bỏ hẳn khỏi danh sách thực phẩm.

Thực đơn cho người bệnh không nên chứa phẩm quá nhiều đường sucrose

Nguồn: Freerangestock

Những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, mứt, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hợp, kem, v.v thường sở hữu lượng đường sucrose cao. Thực tế, sucrose là chất làm ngọt nhân tạo với 0 calories, đồng nghĩa với việc thứ chất này không hề có tác dụng gì trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên, sucrose lại có khả năng làm tăng dopamine trong máu lên cao nhanh chóng, tạo cảm giác phấn khích và vui vẻ cho người tiêu thụ, khiến họ dễ rơi vào trạng thái “nghiện đường” mỗi khi mức năng lượng và tâm trạng ở mức thấp. Điều nguy hiểm là, đường sucrose sẽ kích thích tuyển giáp tăng cường hoạt động, từ đó hình thành và phát triển khối u bướu cổ. 

Để ngăn chặn nguy cơ phát triển bướu cổ, thực phẩm chứa nhiều đường sucrose cần phải được hạn chế hoặc loại bỏ hẳn khỏi thực đơn cho người bệnh.

Nguồn: Wikimedia

Hãy đọc kỹ những thông tin trên đây để hiểu hơn về quy trình lên thực đơn cho người bệnh bướu cổ, giúp quy trình chăm sóc người bệnh được hiệu quả và chuẩn khoa học hơn.

Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà, dinh dưỡng cho người bệnh và nhiều chủ đề sức khoẻ khác nữa.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu

Đánh giá bài viết

4.8/5 - (5 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận