Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Những Biến Chứng Khó Lường và 7 Cách Phòng Ngừa Suy Thận Mạn Tính

Suy thận mạn tính là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân, việc nắm rõ các biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận mạn ngay từ đầu là “chìa khóa sức khỏe” vô cùng quan trọng.

Hãy cùng WeCare 247 khám phá và thực hiện những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của thận, đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

Nguyên nhân gây suy thận phổ biến

Để có cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả, mỗi gia đình cần nắm rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này, bao gồm:

Tiểu đường và huyết áp cao: Gây tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, làm giảm khả năng lọc máu, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

– Bệnh thận đa nang: gây ra các u nang trong thận, làm giảm chức năng thận theo thời gian.

– Viêm cầu thận và nhiễm trùng thận: Nhiễm khuẩn, gây viêm và tổn thương lâu dài các cấu trúc lọc trong thận.

– Tắc nghẽn đường tiết niệu: Do sỏi thận, khối u, hoặc phì đại tuyến tiền liệt, gây áp lực ngược lên thận.

– Lạm dụng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá liều có thể gây hại cho thận.

Những biến chứng suy thận khó lường ảnh hưởng sức khỏe gia đình

1. Rối loạn giấc ngủ

Chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị suy thận mạn tính thường gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ do mất cân bằng các chất hóa học trong cơ thể, như sự tích tụ của độc tố urê trong máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, giấc ngủ không sâu và thường xuyên thức giấc giữa đêm. Những rối loạn này không chỉ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ mà còn gây mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và tinh thần của người bệnh.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

2. Suy nhược cơ thể

Suy thận mạn tính gây suy nhược cơ thể do khả năng lọc chất thải và chất lỏng dư thừa của thận bị suy giảm. Sự tích tụ các chất độc trong máu khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng và dễ bị kiệt sức. Đồng thời, tình trạng này còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể trở nên yếu đuối và dễ mắc các bệnh khác. 

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị suy thận mạn cần chú ý đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng để phòng ngừa biến chứng suy nhược cơ thể.

3. Loạn dưỡng xương

Một biến chứng nguy hiểm khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị suy thận mạn tính là loạn dưỡng xương. Do thận không thể điều tiết cân bằng canxi và photpho trong máu, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Loạn dưỡng xương không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm tăng nguy cơ gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4. Thiếu máu

Suy thận mạn tính thường dẫn đến thiếu máu do thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin (EPO) – loại hormone cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu. Thiếu máu làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mô và cơ quan, gây mệt mỏi, khó thở và làm suy giảm các chức năng quan trọng của cơ thể.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

Ngoài ra, tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và làm trầm trọng thêm các biến chứng khác khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị suy thận.

5. Thận ngừng hoạt động

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối, thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn, đây là một biến chứng nguy hiểm, dẫn đến sự tích tụ nghiêm trọng các chất thải và độc tố trong cơ thể người bệnh. Điều này đòi hỏi người bệnh phải điều trị thay thế thận, chẳng hạn như lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

6. Tử vong

Suy thận mạn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, có thể khiến người bệnh tử vong. Bởi tình trạng suy thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ và nhiễm trùng nặng. Khi thận mất hoàn toàn khả năng lọc máu, cơ thể không thể loại bỏ các chất độc hại, dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn thân và tử vong.

Do đó, việc phòng ngừa và điều trị sớm là cách chăm sóc sức khỏe gia đình quan trọng để bảo vệ người bệnh tránh biến chứng không mong muốn này.

Đối tượng có nguy cơ mắc suy thận mạn tính

Những đối tượng trong gia đình có nguy cơ cao mắc suy thận mạn tính bao gồm:

– Người bị tiểu đường

– Người bị cao huyết áp

– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận

– Người trên 60 tuổi

– Người có bệnh lý tim mạch

– Người béo phì

– Người lạm dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: WeCare 247

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có những đối tượng trên, thì cần chú ý theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc suy thận mạn tính.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: 7 cách phòng ngừa suy thận mạn khi

1. Kiểm soát tốt đường huyết

Theo nhận định của các chuyên gia, đường huyết cao là nguyên nhân chính gây tổn thương thận, đặc biệt ở người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, việc duy trì mức đường huyết ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ suy thận mạn tính.

Để kiểm soát tốt đường huyết, cần duy trì chế độ ăn uống cân đối khi chăm sóc sức khỏe gia đình, bằng cách giảm đường và tinh bột, đồng thời thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn. Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ là rất quan trọng trong việc bảo vệ thận khỏi tổn thương.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

2. Cẩn thận với chỉ số huyết áp

Huyết áp cao có thể gây áp lực lên các mạch máu trong thận, dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng thận. Để phòng ngừa suy thận, cần kiểm soát huyết áp bằng cách hạn chế muối trong chế độ ăn khi chăm sóc sức khỏe gia đình, tránh căng thẳng và khuyến khích các thành viên trong gia đình duy trì cân nặng hợp lý.

Ngoài ra, đối với gia đình có người cao tuổi hoặc người bệnh cao huyết áp, cần thường xuyên đo huyết áp để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Đồng thời, việc sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: WeCare 247

3. Ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng

Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo giàu omega-3 và hạn chế đường, muối khi chăm sóc sức khỏe gia đình có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của thận.

Không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa béo phì và nguy cơ phát triển suy thận. Do đó, các thành viên trong gia đình nên duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý thông qua chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục đều đặn. Sự cân đối trong dinh dưỡng không chỉ tốt cho thận mà còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể.

4. Uống đủ nước

Khuyến khích các thành viên trong gia đình uống đủ nước mỗi ngày là cách chăm sóc sức khỏe gia đình đơn giản lại có nhiều lợi ích, điều này giúp thận hoạt động hiệu quả trong việc lọc chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Nước cũng giúp duy trì lượng máu lưu thông tốt, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà cần chia đều trong suốt cả ngày. Lượng nước cần thiết tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động của mỗi người, nhưng thông thường là khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.

5. Giảm lượng muối sử dụng

Muối là một gia vị quen thuộc với mỗi gia đình, tuy nhiên sử dụng nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ lớn gây suy thận. 

Để bảo vệ thận, nên hạn chế muối khi chăm sóc sức khỏe gia đình bằng cách giảm sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh. Khi nấu ăn, nên sử dụng ít muối hơn và thay thế bằng các loại thảo mộc hoặc gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn mà không gây hại cho sức khỏe.

6. Không hút thuốc lá

Thuốc lá là tác nhân gây hại hàng đầu cho sức khỏe gia đình. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả thận. Nicotine và các chất độc hại trong thuốc lá làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến thận, từ đó gây suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường và cao huyết áp, đây là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Do đó, bỏ thuốc lá là một trong những bước quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe thận và giảm nguy cơ mắc bệnh.

7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của suy thận và các bệnh lý liên quan khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe gia đình có những người có nguy cơ cao như người mắc tiểu đường, cao huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thận.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

Qua các kiểm tra định kỳ, bác sĩ có thể theo dõi chức năng thận, điều chỉnh điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ và tư vấn các biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ còn là cách tốt nhất để quản lý sức khỏe gia đình và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm:

Tổng kết

Suy thận mạn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe gia đình đúng đắn. Bằng việc áp dụng các biện pháp được nêu trong bài viết trên, bạn không chỉ bảo vệ thận mà còn giữ gìn sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.

Cẩm nang sức khỏe gia đình này hy vọng sẽ là nguồn tài liệu hữu ích, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa suy thận mạn tính, từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, mang lại hạnh phúc và sự an tâm cho gia đình yêu thương.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Nguồn: Freepik

Để cập nhật thêm thông tin sức khỏe bổ ích và tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà, bạn đọc hãy ghé thăm WeCare 247 nhé!

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Trang tin Hello Bacsi.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết khác

Tràn dịch màng ngoài tim là gì?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Nguyên Nhân, Tác Hại Của Mỡ Máu Cao & Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình mùa bão lũ: 7 bệnh về tiêu hóa thường gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Mùa Bão Lũ: 7 Bệnh Về Tiêu Hóa Thường Gặp
Thực phẩm giàu cholesterol nên tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Loại Thực Phẩm Có Hàm Lượng Cholesterol Cao Nên Ăn Và Không Nên Ăn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận