Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 17
- 24.743
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiêu thụ nhiều muối trong các bữa ăn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người ăn ít muối. Trong bài viết này, WeCare 247 sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa việc ăn nhiều muối và căn bệnh ung thư dạ dày, giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh lượng muối khi chế biến những bữa ăn hằng ngày để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ việc các tế bào dạ dày phân chia và tăng sinh bất thường một cách không kiểm soát tạo thành khối u, sau đó xâm lấn các mô xung quanh và di căn. Người mắc ung thư dạ dày không chỉ có cảm giác đau đớn, suy giảm sức khỏe mà còn có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Những ai có tiền sử sức khỏe gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì người đó cũng có khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, nếu cơ thể mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học, ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt là ở người trẻ. Một số yếu tố là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày có thể kể đến như: thói quen hút thuốc lá, tiêu thụ rượu bia quá mức…
Và yếu tố ít người ngờ đến nhất là việc ăn quá nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì căn bệnh ung thư dạ dày lại có những triệu chứng khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, nếu có những triệu chứng sau thì có thể là dấu hiệu sức khỏe dạ dày có vấn đề, cần kiểm tra sớm để phát hiện bệnh và có kế hoạch điều chỉnh để chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất:
Ở giai đoạn sau, khi bệnh lý trở nên nghiêm trọng, cũng là lúc khối u đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, sức khỏe cơ thể cũng có những biểu hiện rõ rệt hơn:
Để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách kịp thời và hiệu quả, ngay khi người thân có những biểu hiện bất thường trong ăn uống, bạn nên đưa lời khuyên hoặc đưa người thân đi kiểm tra sức khỏe dạ dày để sớm có những phương án điều trị hữu hiệu.
Tìm hiểu thêm về bệnh Ung thư dạ dày tại đây.
Căn cứ từ các thống kê về nguyên nhân gây ung thư dạ dày, khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – một loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các ADN của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Do đó, một chế độ ăn nhiều muối có thể khiến vi khuẩn HP hoạt động mạnh hơn, gây tổn thương niêm mạc dạ dày một cách tồi tệ hơn. Vì nguyên nhân này, khi chế biến các món ăn, bạn nên giảm lượng muối xuống mức thấp nhất có thể để phòng ngừa ung thư dạ dày, bảo vệ sức khỏe gia đình.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến cáo mọi người nên giữ lượng muối nạp vào cơ thể dưới 5g mỗi ngày. Đây cũng là mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và phòng tránh nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác.
Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe gia đình một cách tốt nhất, bạn cần lưu ý điều chỉnh hàm lượng muối khuyến nghị theo độ tuổi của từng thành viên, đặc biệt là lượng muối trong thức ăn cho trẻ nhỏ. Cụ thể:
Hiểu được mối liên hệ giữa các bữa ăn nhiều muối và con đường dẫn đến ung thư dạ dày, bạn cần có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh để phòng tránh ung thư dạ dày. Không chỉ bản thân thay đổi, bạn cũng nên cung cấp những thông tin hữu ích này đến các thành viên khác trong gia đình và đưa lời khuyên cho họ để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Đồng thời, hãy tập thói quen ăn những món luộc, không cho muối để bảo vệ sức khỏe. Với những người có sở thích ăn thực phẩm chứa nhiều muối (dưa muối, cà muối, kim chi,…), hãy tập giảm dần lượng thức ăn khoái khẩu này vì những loại thực phẩm này có chứa một lượng muối rất cao.
Dù sống một mình hay với gia đình, bận rộn hay rảnh rỗi, hãy luôn nhớ ăn uống khoa học, đúng bữa, không lạm dụng các loại đồ uống có cồn.
Nếu bạn hay người thân có thói quen hút thuốc lá, hãy khuyến khích họ nên bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình bởi người hút thuốc lá thụ động cũng có thể mắc ung thư không khác gì người hút trực tiếp.
Đọc thêm: Top 5 Món Ăn Nhiều Muối Cần Tránh Để Hạn Chế Cao Huyết Áp & Ung Thư Dạ Dày
Đọc thêm:
Bên cạnh việc thay đổi những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt, để đảm bảo sức khỏe gia đình, bạn và người thân nên thực hiện các phương pháp nội soi hiện đại để quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng, qua đó phát hiện sớm tổn thương, dấu hiệu ung thư dạ dày để kịp thời có phương án điều trị thích hợp.
Độc giả quan tâm thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Báo Sức khỏe và Đời sống.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] một số thống kê, hơn 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày có nguyên nhân do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Đây là một loại vi khuẩn […]
[…] […]