Sủi Tiêu Hoá: Tác Dụng Trong Chăm Sóc Sức Khoẻ Cá Nhân, Ưu Nhược Điểm Và Lưu Ý Khi Dùng

Các viên sủi hỗ trợ quá trình tiêu hóa được thiết kế để kích thích quá trình chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất, mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trên thị trường hiện nay, có đa dạng sản phẩm viên sủi tiêu hóa đến từ nhiều thương hiệu khác nhau để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi chăm sóc sức khỏe cá nhân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần hiểu rõ về tác dụng, liều lượng và lưu ý dùng thuốc.

Cùng WeCare 247 khám phá thêm về loại thuốc phổ biến này qua bài viết dưới đây để tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà hiệu quả hơn.

Sủi tiêu hoá có tác dụng gì trong chăm sóc sức khỏe cá nhân?

Sủi tiêu hoá có tác dụng gì trong chăm sóc sức khỏe cá nhân?
Nguồn: Wallpaperflare

Các dạng viên sủi tiêu hóa hiện nay đều được thiết kế với mục đích chính là kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường cảm giác ngon miệng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất. Do đó, những sản phẩm này đóng vai trò hỗ trợ trong việc giảm nhẹ các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi hoặc khó tiêu, từ đó tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.

Nhờ vào sự thuận tiện khi sử dụng và hiệu quả đáng kể, nhiều người ưa chuộng sử dụng viên sủi tiêu hóa như một phương tiện hỗ trợ trong việc cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, mất cảm giác thèm ăn, tiêu hóa chậm, đầy bụng, đầy hơi, v.v.

Ưu & nhược điểm của viên uống dạng sủi trong chăm sóc sức khỏe cá nhân

Ưu điểm của viên uống dạng sủi trong chăm sóc sức khỏe cá nhân

Đối với mọi loại thuốc, hiểu rõ về ưu và nhược điểm sử dụng là quan trọng để tận dụng tối đa hiệu quả của chúng. Thuốc viên sủi, ví dụ, mang lại nhiều ưu điểm:

  • Đối với bệnh nhân khó nuốt, đặc biệt là người già và trẻ em, thuốc viên sủi là một giải pháp hiệu quả. Khi pha thành dung dịch, chúng có mùi vị dễ uống, hỗ trợ trẻ em uống thuốc một cách dễ dàng hơn.
  • Với khả năng hòa tan trong nước khi sử dụng, thuốc nhanh chóng xuống dạ dày và hấp thụ vào máu, giảm thời gian so với thuốc viên nén. Việc này tăng cường hiệu suất sử dụng của thuốc viên sủi.
  • Do được pha loãng khi sử dụng, thuốc viên sủi không dễ tạo ra tình trạng phân rã chậm, để lại cặn lắng tại dạ dày như thuốc viên nén thông thường, giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này cũng là một trong những lý do mà người ta ưa chuộng sử dụng thuốc viên sủi hơn thuốc viên nén.

Nhược điểm của viên uống dạng sủi trong chăm sóc sức khỏe cá nhân

Nhược điểm của viên uống dạng sủi trong chăm sóc sức khỏe cá nhân
Nguồn: Wallpaperflare

Ngoài những lợi ích trong chăm sóc sức khoẻ cá nhân đã nêu trên, việc sử dụng thuốc dạng sủi cũng mang đến một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý đặc biệt:

  • Đối với những người có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc đang thực hiện chế độ ăn ít muối, nên tư vấn trước với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng thuốc dạng sủi, bởi vì hầu hết các viên sủi chứa nhiều muối kiềm và các chất tá dược tạo khí, có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp cho người bệnh.
  • Viên sủi dễ bị biến chất và tạo ra các phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của sản phẩm và một số trường hợp có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nếu thuốc sủi không được bảo quản đúng cách trong môi trường khô ráo và thoáng mát, có khả năng hút ẩm, tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học không mong muốn xảy ra khi tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.

Ai có thể dùng và không nên dùng sủi tiêu hoá khi chăm sóc sức khỏe cá nhân?

Đối tượng không nên dùng

Không mọi người đều thích hợp sử dụng viên sủi tiêu hóa để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc sử dụng nó không được khuyến khích trong các trường hợp sau mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Người mắc viêm tụy cấp hoặc mạn tính.
  • Người có mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong viên sủi.
  • Những người có các bệnh lý liên quan đến gan, thận, và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Đến thời điểm hiện tại, không có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rõ ràng về hệ quả của viên sủi hỗ trợ tiêu hóa đối với những nhóm như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vẫn là quan trọng để có chỉ định sử dụng phù hợp nhất.

Đối tượng nên dùng 

Nếu bệnh nhân không thuộc nhóm hạn chế dùng trên thì hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng viên uống sủi để hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng viên uống sẽ kích thích hệ tiêu hoá hoạt động nhanh và mạnh hơn, vì thế, hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ đi ngoài, xì hơi, hoặc ợ sau khi dùng thuốc. Đó là biểu hiện của quá trình tiêu hoá đang diễn ra nên đừng lo lắng nhé.

Nếu thuốc có tác dụng quá mạnh mẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, hãy dừng dùng thuốc ngay nhé.

Sử dụng viên sủi tiêu hoá trong chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà: FAQs

Cách uống viên sủi tiêu hoá đúng cách

Cách uống viên sủi tiêu hoá đúng cách
Nguồn: Flickr

Sau đây là cách sử dụng viên sủi tiêu hoá đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu nhất:

  1. Hòa tan viên uống trong khoảng 100 – 150ml nước
  2. Đợi đến khi viên sủi tan hoàn toàn
  3. Khi viên sủi tan hoàn toàn, bạn có thể uống.

Lưu ý rằng bạn không ngậm trực tiếp viên sủi trong miệng vì có thể làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ khi viên sủi không tan hoàn toàn mà đọng lại trong bao tử, gây viêm loét, sạn, sỏi trong nội tạng.

Liều lượng sử dụng viên sủi vừa phải là bao nhiêu?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, liều lượng sử dụng tiêu chuẩn khi chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà là:

  • Người lớn: Uống 1 viên/ lần, chỉ dùng từ 2 – 3 lần/ ngày. Lưu ý chỉ uống sau khi ăn.
  • Trẻ em: Uống nửa viên/lần, chia thành 2 lần dùng trong một ngày và dùng sau bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng viên sủi tiêu hoá để chăm sóc sức khoẻ cá nhân hiệu quả

Trong quá trình sử dụng viên sủi hỗ trợ tiêu hóa, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng được đề xuất bởi nhà sản xuất. Không nên tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất trong việc giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khi sử dụng viên sủi, cần lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Đây không phải là thuốc và hoàn toàn không thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh.
  • Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng viên sủi trước khi bắt đầu.
  • Tuân thủ hạn sử dụng và tránh sử dụng sản phẩm đã hết hạn để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Lưu ý khi sử dụng viên sủi tiêu hoá để chăm sóc sức khoẻ cá nhân hiệu quả
Nguồn: WeCare 247

Trên đây là những thông tin cơ bản về viên sủi tiêu hoá mà người bệnh cần hiểu rõ trước khi thêm viên uống này vào chế độ sinh hoạt hàng ngày. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về phương pháp chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhà.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Liệt Nửa Người Đúng Cách
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Liệt Nửa Người Đúng Cách
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Khắc Phục Tình Trạng Nứt Gót Chân Vào Mùa Đông
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Khắc Phục Tình Trạng Nứt Gót Chân Vào Mùa Đông
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Lỗi Thường Gặp Khi Người Già Luyện Tập Sức Mạnh
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Những Lỗi Thường Gặp Khi Người Già Luyện Tập Sức Mạnh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận