Bí Quyết Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình: Những Điều Cần Biết Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề sức khỏe đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù tình trạng này thường được xem là vấn đề nhỏ, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm thực quản hoặc ung thư thực quản.

Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu rõ về căn bệnh hiện đại này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và gây viêm, tổn thương thành thực quản, họng hoặc đường hô hấp.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

GERD là tình trạng sinh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra về đêm hoặc sau bữa ăn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Do đó, hiểu rõ về chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp bạn có cách chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn để phòng bệnh.

Vì sao bị trào ngược dạ dày thực quản?

Nguyên nhân chính của bệnh trào ngược dạ dày là sự suy yếu hoặc rối loạn cơ thắt dưới thực quản. Đây là một cơ nằm giữa dạ dày và thực quản, có chức năng như một cánh cửa ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt thực quản không hoạt động đúng cách, thức ăn và axit từ dạ dày có thể trào ngược lên, gây kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng trào ngược này chúng ta cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe gia đình bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm có tính axit, cay nóng, chất béo, hoặc ăn quá no.
  • Thừa cân, béo phì: Lượng mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là quanh vùng bụng, có thể gây áp lực lên dạ dày, làm cơ thắt thực quản hoạt động kém hiệu quả.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn khuya hoặc nằm ngay sau khi ăn là những thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn do áp lực từ tử cung lên dạ dày và sự thay đổi hormone.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Trào ngược dạ dày có triệu chứng gì?

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thường xuất hiện sau bữa ăn và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, bao gồm:

  • Ợ nóng: Axit trong dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng rát từ dạ dày lan lên ngực, đôi khi đến tận cổ họng. Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị trào ngược dạ dày.
  • Đau ngực: Cơn đau ngực do trào ngược dạ dày thường đi kèm với triệu chứng ợ nóng và khó tiêu.
  • Khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu sau khi ăn là những triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Khó nuốt: Là triệu chứng gặp ở 1/3 số người bệnh. Khi axit dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản, việc nuốt thức ăn có thể trở nên khó khăn và gây đau. Đây cũng là triệu chứng cần cảnh giác với nguy cơ ung thư thực quản khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị trào ngược dạ dày.
  • Ho khan, khàn tiếng: Axit trào ngược lên thực quản, nhất là vùng hầu họng lâu ngày có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho khan hoặc khàn tiếng.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Những câu hỏi thường gặp về trào ngược dạ dày thực quản

1. Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Ban đầu, bệnh chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó tiêu và khó nuốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thực quản, hẹp thực quản, hoặc Barrett thực quản – một tình trạng tiền ung thư

Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng và thăm khám y tế là cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả giúp kiểm soát các biến chứng tiềm ẩn của chứng trào ngược dạ dày.

2. Trào ngược dạ dày thực quản có chữa hết được không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát hiệu quả, nhưng việc chữa trị hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự tuân thủ điều trị của người bệnh. 

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị trào ngược dạ dày, một số trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với việc sử dụng thuốc có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Còn trong một số trường hợp nặng hơn, khi các biện pháp chăm sóc thông thường và thuốc không hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét để cải thiện chức năng cơ thắt thực quản dưới.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày là một bệnh lý mạn tính và các triệu chứng có thể tái phát nếu ngừng điều trị hoặc không duy trì lối sống lành mạnh. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh cần được theo dõi và điều trị dài hạn để duy trì sức khỏe tốt cho người bệnh.

3. Trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe gia đình như:

  • Viêm thực quản: Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc thực quản do axit dạ dày gây ra có thể dẫn đến loét hoặc xuất huyết thực quản.
  • Hẹp thực quản: Các vết sẹo do viêm thực quản có thể làm hẹp thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Barrett thực quản: Đây là một tình trạng tiền ung thư, xảy ra khi niêm mạc thực quản bị thay đổi do tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày.
  • Ung thư thực quản: Những người mắc Barrett thực quản có nguy cơ cao phát triển ung thư thực quản, một loại ung thư nguy hiểm và khó điều trị.
  • Viêm phổi: Axit trào ngược xâm nhập đường hô hấp dưới, gây viêm phổi do trào ngược, nguy hiểm khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người già, trẻ em và người có bệnh lý nền.

Cẩm nang sức khỏe gia đình: Lưu ý khi chăm sóc sức khoẻ người bị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị và chăm sóc người bệnh trào ngược dạ dày thường bao gồm kết hợp các yếu tố như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và trong một số trường hợp nặng người bệnh cần được phẫu thuật. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

1. Thay đổi lối sống

Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình có người bị trào ngược dạ dày.

  • Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày tiết axit, đồ cay nóng, nhiều chất béo và đồ uống có cồn. Thay vào đó, nên tập trung vào các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Ăn chậm nhai kỹ, chia nhiều bữa nhỏ thay vì ăn no, không ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 giờ.
  • Không nằm ngay sau khi ăn để tránh axit trào ngược lên thực quản.
  • Ngoài ra, việc duy trì cân nặng hợp lý, ngừng hút thuốc và hạn chế rượu bia cũng rất quan trọng.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày bao gồm thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng H2 và thuốc kháng axit. PPI là nhóm thuốc hiệu quả nhất trong việc giảm sản xuất axit dạ dày, từ đó giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ để tránh tác dụng phụ và có cách chăm sóc sức khỏe gia đình đúng đắn nhằm điều trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

3. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh trào ngược dạ dày sau phẫu thuật

Trong những trường hợp nặng, khi thuốc không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng giúp củng cố cơ thắt thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược axit.

Khi chăm sóc sức khỏe gia đình có người bệnh sau phẫu thuật cơ thắt thực quản cần có những lưu ý đặc biệt sau:

  • Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, bắt đầu với thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ cay, chua và béo.
  • Hạn chế ăn quá no, chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Kiểm soát tư thế nằm, nên nằm cao đầu sau ăn và tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Bệnh nhân cũng cần được khuyến khích vận động nhẹ nhàng để tăng cường tiêu hóa, nhưng cần tránh các hoạt động nặng nhọc.
  • Tuân thủ theo dõi y tế định kỳ để đảm bảo vết mổ hồi phục tốt và không có biến chứng phát sinh.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Đọc thêm:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, nhưng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và kiểm soát được tình trạng này. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình một cách hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: WeCare 247

Giữa cuộc sống hối hả nhiều bộn bề, lo toan, chúng ta cần “chậm lại một nhịp” dành cho bản thân và gia đình nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng hạnh phúc.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức sức khỏe bổ ích, bạn đọc hãy theo dõi Fanpage Facebook Website WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Nhà Thuốc Long Châu.

 

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm giàu cholesterol nên tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Loại Thực Phẩm Có Hàm Lượng Cholesterol Cao Nên Ăn Và Không Nên Ăn
Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Những Biến Chứng Khó Lường và 7 Cách Phòng Ngừa Suy Thận Mạn Tính
Dịch vụ bác sĩ gia đình
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 8 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Hô Hấp
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận