Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 43
- 18.556
Bên cạnh những kiến thức y tế cơ bản, khi chăm sóc người bệnh nằm một chỗ tại nhà, người chăm sóc cũng cần trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể xử lý tốt các tình huống bất ngờ phát sinh, từ việc chăm sóc da, phòng ngừa loét tì đè, đến việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ trong thời gian dài.
Cùng WeCare 247 tìm hiểu cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ qua bài viết dưới đây.
Loét do tì đè là một tình trạng thường gặp ở người bệnh sau phẫu thuật, bệnh nhân bị liệt, hoặc người cao tuổi phải nằm một chỗ quá lâu.
Áp lực từ trọng lượng cơ thể lên các điểm như xương cụt, gót chân, và khuỷu tay có thể làm giảm lưu thông máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến tổn thương mô và gây ra vết loét.
Dựa vào độ sâu, mức độ nghiêm trọng và đặc điểm của vết loét mà loét do tì đè được chia thành 4 giai đoạn:
Do đó, trong cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật phải nằm một chỗ quá lâu cần chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu để phòng ngừa loét do tì đè.
Viêm nhiễm đường tiết niệu là một biến chứng thường gặp ở người bệnh phải nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là ở những người cao tuổi hoặc bệnh nhân liệt.
Khi bệnh nhân nằm lâu, hoạt động của bàng quang và thận có thể bị suy giảm, dẫn đến việc nước tiểu ứ đọng trong bàng quang và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, việc sử dụng ống thông tiểu ở những người bệnh tiểu không tự chủ cũng là một yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau khi tiểu, tiểu rắt và nước tiểu có mùi hôi. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan sang thận, gây viêm thận, nhiễm trùng máu và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì vậy, trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ, người chăm sóc phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh và sức khỏe tiết niệu của người bệnh.
Teo cơ là triệu chứng thường gặp ở những người bệnh bị bó bột nằm bất động, hoặc người bệnh nằm một chỗ quá lâu. Điều này khiến cơ bắp không được vận động và dần suy yếu. Khi cơ không được sử dụng, quá trình phân hủy protein trong cơ tăng lên, làm giảm khối lượng và sức mạnh của cơ. Bất động càng kéo dài thì cơ càng teo nhỏ.
Biến chứng co cứng cơ là tình trạng cơ bắp trở nên căng cứng và không linh hoạt, thường xảy ra khi người bệnh nằm một chỗ quá lâu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu vận động, làm giảm lưu thông máu đến các cơ, gây co rút và suy giảm chức năng tổng thể của xơ xương khớp.
Co cứng cơ không chỉ làm giảm khả năng di chuyển mà còn gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến loét tì đè, nhiễm trùng và thậm chí là biến dạng xương khớp.
Để phòng ngừa, việc hỗ trợ người bệnh thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng và sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu là rất cần thiết trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ. Điều này giúp duy trì độ linh hoạt của cơ, ngăn ngừa co cứng và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Là tình trạng thường gặp khi chăm sóc người bệnh nằm một chỗ do bị chấn thương khớp, gãy xương cạnh khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, liệt chi do tổn thương thần kinh.
Khi tình trạng khớp bị bất động kéo dài, các tổ chức phần mềm xung quanh khớp sẽ bị co cứng, thoái hóa sụn khớp khiến khe khớp hẹp lại, dần xuất hiện các dải xơ dính hai mặt khớp làm mất chức năng hoạt động bình thường của khớp.
Tình trạng loãng xương là một biến chứng thường gặp khi người bệnh nằm một chỗ quá lâu. Việc không vận động làm giảm sự kích thích cơ học cần thiết cho xương, dẫn đến mất mật độ xương. Theo nghiên cứu, người bệnh nằm bất động tại giường sẽ mất 1.54g canxi/tuần và khoảng 24 – 40% khối lượng xương sau 36 tuần nằm bất động.
Khi xương trở nên mỏng manh và yếu đi, nguy cơ gãy xương tăng cao, thậm chí chỉ với một chấn thương nhẹ. Loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến sức mạnh và cấu trúc xương mà còn làm giảm khả năng phục hồi sau chấn thương của người bệnh.
Tình trạng rối loạn cơ vòng là một biến chứng đáng lo ngại khi chăm sóc người bệnh nằm một chỗ quá lâu. Cơ vòng là nhóm cơ có vai trò kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, sẽ trở nên yếu đi do việc thiếu vận động và sự chèn ép kéo dài, dẫn đến mất khả năng kiểm soát.
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, rối loạn cơ vòng còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và loét tì đè do vệ sinh kém.
Trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ quá lâu, không chỉ cần chú ý sức khỏe thể chất mà sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng cần được quan tâm. Sự cô lập do mất khả năng vận động và giao tiếp xã hội dễ dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn bã và lo âu. Người bệnh thường rơi vào trạng thái trầm cảm do mất tự chủ trong cuộc sống hàng ngày, thiếu sự tham gia vào các hoạt động mà họ từng yêu thích.
Đồng thời, tình trạng phụ thuộc vào người khác để thực hiện các nhu cầu cơ bản hằng ngày cũng góp phần làm giảm lòng tự trọng, gây nên cảm giác vô dụng và tuyệt vọng. Hơn nữa, căng thẳng tinh thần kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Khi chăm sóc người bệnh nằm một chỗ, chế độ dinh dưỡng phù hợp không những giúp người bệnh duy trì sức khỏe mà còn ngăn ngừa các biến chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ:
Chế độ ăn cần đảm bảo đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa teo cơ, loãng xương và suy dinh dưỡng. Protein đặc biệt quan trọng để duy trì khối lượng cơ và hỗ trợ lành vết thương.
Những chất này cần thiết cho sức khỏe xương khớp, giúp ngăn ngừa loãng xương. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, và rau lá xanh nên được bổ sung vào chế độ ăn.
Do ít vận động, người bệnh dễ bị táo bón. Chế độ ăn giàu chất xơ từ rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ nước giúp duy trì chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Hạn chế muối giúp kiểm soát huyết áp, trong khi giảm lượng đường ngăn ngừa tăng cân và tiểu đường.
Các loại vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm và selen giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ lành vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng cần được cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể, cách chăm sóc người bệnh và theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Để hạn chế tối đa những yếu tố làm tăng quá trình loét da, cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hoặc chấn thương phải nằm một chỗ lâu ngày hiệu quả là cứ 1 – 2 giờ phải thay đổi tư thế như nghiêng, ngửa, sấp, lật người bệnh để kiểm tra và làm vệ sinh.
Với tư thế nằm ngửa, người bệnh cần có gối mềm kê ở các vùng thắt lưng, khoeo, gót. Còn tư thế nằm nghiêng thì cần gối kê ở vùng thắt lưng và gót. Điều này giúp giữ đúng tư thế sinh lý của cột sống và chống loét do chèn ép.
Trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ, người nhà cũng cần lưu ý làm thoáng và giữ cho da khô, bằng cách thường xuyên lau mồ hôi, dùng bột chống ẩm, để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng, khô ráo tránh ẩm mốc.
Bên cạnh đó, việc xoa bóp, massage thường xuyên vùng bị tì đè là cách chăm sóc người bệnh hữu hiệu để giúp máu huyết lưu thông và phòng tránh loét.
Quan tâm sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục và duy trì chất lượng cuộc sống. Việc tạo ra môi trường tích cực và đầy yêu thương giúp họ cảm thấy được quan tâm, giảm bớt căng thẳng và lo âu.
Gia đình và người chăm sóc nên thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện để người bệnh không cảm thấy bị cô lập. Đồng thời, khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động giải trí phù hợp như nghe nhạc, đọc sách, hoặc xem phim để duy trì tinh thần lạc quan.
Đôi khi, sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý cũng là điều cần thiết để giúp người bệnh vượt qua những khó khăn về mặt tinh thần. Một tinh thần vững vàng không chỉ giúp họ chịu đựng bệnh tật tốt hơn mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
Áp dụng đúng cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ trong vấn đề vệ sinh là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng, loét tì đè và giữ gìn sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Dưới đây là những nguyên tắc vệ sinh cơ bản trong cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ:
Dù không thể di chuyển, người bệnh vẫn cần được tắm rửa hoặc lau người sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn. Sử dụng khăn mềm và nước ấm, lau nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
Giúp người bệnh vệ sinh răng miệng, thay quần áo sạch hàng ngày, và nếu cần, hỗ trợ họ trong việc đi vệ sinh. Sử dụng tã lót đúng cách, thay tã thường xuyên để giữ vùng kín khô ráo và sạch sẽ.
Phòng bệnh cần được giữ sạch, thoáng mát, và khử trùng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Giặt giũ chăn, gối, và ga trải giường thường xuyên.
Người chăm sóc cần rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
Đọc thêm:
WeCare 247 hy vọng cẩm nang cách chăm sóc người bệnh này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu, giúp bạn thực hiện vai trò chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả và đầy đủ nhất.
Qua đó, không chỉ người bệnh được chăm sóc tốt hơn mà người chăm sóc cũng sẽ giảm bớt áp lực, giữ gìn sức khỏe và duy trì tinh thần lạc quan. Cùng với sự hỗ trợ từ y tế, gia đình và bạn bè, bạn có thể tạo nên một môi trường ấm áp, đầy tình thương, giúp người bệnh cảm thấy an tâm và thoải mái trong suốt quá trình điều trị.
Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và Báo Sức Khỏe & Đời Sống.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn