Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Thiếu Máu

Người lớn có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu. Đặc biệt, càng nan giải hơn khi các triệu chứng bệnh thiếu máu ở người cao tuổi khá mơ hồ và thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu lão hóa, dẫn đến dễ bị bỏ qua dẫn đến hệ lụy khó lường và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu thêm về thiếu máu ở người già và cách xử lý qua bài viết này.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nằm một chỗ
Nguồn: WeCare 247

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người cao tuổi, trong đó chủ yếu xoay quanh hai nguyên nhân chính do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe tuổi già, cụ thể:

Người cao tuổi bị thiếu máu do thiếu Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất AND.

Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có độ tuổi càng cao thì khả năng hấp thu Vitamin của đường ruột càng kém, làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.

Do đó, khi cơ thể người cao tuổi thiếu loại vitamin này, thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, dẫn đến việc các cơ quan quan trọng không nhận được oxy do hồng cầu vận chuyển để có thể hoạt động một cách bình thường.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Người cao tuổi bị thiếu máu do thiếu Sắt

Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết được phân bố ở mỗi tế bào của cơ thể, nó đóng vai trò lớn trong việc tạo thành hemoglobin – một thành phần quan trọng của máu giúp nuôi dưỡng oxy cho cơ thể.

Càng lớn tuổi, khả năng ăn uống càng suy giảm. Việc ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu sắt và dẫn đến thiếu máu ở người cao tuổi.

Do đó, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày và việc bổ sung vi chất để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu ở người già do bệnh thận

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh thận cũng cần lưu ý đặc biệt vì họ có nguy cơ cao bị thiếu máu. Theo các giải thích khoa học thì hormone erythropoietin (EPO) là  loại hormone quan trọng, giữ vai trò gửi tín hiệu để cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu sẽ bị suy giảm khi người cao tuổi mắc bệnh thận. Đặc biệt, nếu người cao tuổi bị suy thận, cơ thể không thể tạo ra hormone EPO thì tình trạng thiếu máu sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Nguyên nhân khác khiến người cao tuổi mắc bệnh thiếu máu

Việc sử dụng một số loại thuốc khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, aspirin liều thấp… có thể có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người cao tuổi.

Người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như bệnh gan, bệnh về tuyến giáp, viêm dạ dày, viêm ruột, ung thư đang điều trị hóa trị,… cũng làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu.

Thiếu máu gây hậu quả gì cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?

Thiếu máu là tình trạng sức khỏe xảy ra khi cơ thể người cao tuổi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các tế bào hồng cầu có chức năng cung cấp oxy cho cơ, mô và các cơ quan trong cơ thể. Do đó, khi người cao tuổi bị thiếu máu sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và hay chóng mặt, làm cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trở nên khó khăn hơn.

Thiếu máu gây mệt mỏi nghiêm trọng ở người cao tuổi

Thiếu máu thường dẫn đến suy nhược, khiến người cao tuổi bị mất sức, cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó có thể thực hiện các công việc hàng ngày và góp phần làm suy giảm chất lượng sống.

Mặt khác, những người cao tuổi bị thiếu máu có thể trở nên ít hoạt động thể chất hơn, dẫn đến mất sự cân bằng và sức mạnh của cơ bắp. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ té ngã và làm cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Biến chứng về tim do thiếu máu ảnh hưởng việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Tình trạng thiếu máu lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng về tim mạch. Trong đó, thiếu máu cơ tim kéo dài có thể gây ra các biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Thiếu máu ở người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ tử vong

So với người trẻ, thì thiếu máu ở người già sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu rơi vào tình trạng thiếu máu cấp tính (như  chảy máu sau các chấn thương nặng hoặc chảy máu trong do xuất huyết dạ dày – tá tràng). 

Biến chứng nghiêm trọng nhất của thiếu máu cấp tính là sốc giảm thể tích máu, dẫn đến thiếu oxy ở các mô và làm tổn thương các cơ quan. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị thiếu máu cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy đa tạng và tử vong.

Triệu chứng cho biết người cao tuổi đang bị thiếu máu

Tình trạng thiếu máu ở người cao tuổi có dấu hiệu không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe tuổi già và dễ bị bỏ qua. Do đó khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu, bao gồm:

  • Da vàng, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt

  • Người cao tuổi bị sụt cân nhanh chóng, chán ăn

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau ngực, tim đập nhanh, hụt hơi

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai hoặc ngất

  • Khô móng tay và móng chân, tay chân lạnh

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị thiếu máu

Thiếu máu ở người cao tuổi tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và rất dễ tái lại. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị thiếu máu rất cần người nhà hoặc người chăm sóc quan tâm và lưu ý:

Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ

Người cao tuổi bị thiếu máu cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, sử dụng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định bác sĩ.

Bổ sung đủ dưỡng chất

Khi áp dụng những cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thiếu máu tại nhà, cần lưu ý việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin B12, chất sắt, vitamin C, acid folic,… sẽ giúp cho tình trạng thiếu máu được cải thiện nhanh chóng hơn.

Tham khảo liều lượng thuốc và thực phẩm bổ sung trước khi dùng

Khi tự bổ sung vi chất, người bệnh cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, không nên lạm dụng và phải lưu ý đến khả năng tương tác với các thuốc người cao tuổi đang sử dụng.

Hạn chế các thực phẩm giàu canxi và tanin

Hạn chế các thực phẩm không tốt cho người cao tuổi bệnh thiếu máu như thực phẩm có hàm lượng canxi cao (sữa, các sản phẩm từ sữa), thực phẩm nhiều tanin (cà phê, trà, rượu, bia).

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu tái lại như: tăng cường vận động, giữ tinh thần vui vẻ tránh căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc không thức khuya, từ bỏ thuốc lá.

Thực đơn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Đọc thêm:

Các phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị thiếu máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người cao tuổi bị thiếu máu có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

Bên cạnh đó, sức khỏe tổng thể của người cao tuổi nếu được đảm bảo sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu, làm cho việc điều trị thiếu máu hiệu quả hơn.

Đừng quên nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 để cập nhật sớm nhất những thông tin sức khỏe bổ ích!

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Quốc tế Minh Anh và Trang tin Y Tế & Sức Khỏe Healthline.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc suy hô hấp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Suy Hô Hấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa 
Phòng ngừa rối loạn tiền đình khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Cách Phòng Ngừa Chứng Rối Loạn Tiền Đình
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Tiểu Đường: 7 Dưỡng Chất Quan Trọng Cần Bổ Sung Thường Xuyên
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] thể bị suy kiệt, dẫn đến các vấn đề sức khỏe tuổi già, đặc biệt là thiếu máu. Vì vậy, gia đình cần có những biện pháp và lưu ý đặc biệt trong việc chăm […]