Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Hướng Dẫn Tự Đo Đường Huyết Tại Nhà

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, kiểm soát mức đường huyết là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng quát và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường ở người già.

Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và hướng dẫn chi tiết về cách tự đo đường huyết tại nhà một cách an toàn và hiệu quả, giúp người cao tuổi và gia đình chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Ai cần thường xuyên đo đường huyết tại nhà?

Theo các bác sĩ, những đối tượng sau cần thường xuyên đo đường huyết tại nhà:

  • Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Đây là nhóm người quan trọng nhất cần theo dõi đường huyết thường xuyên.
  • Người có nguy cơ cao mắc tiểu đường như những người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc có lối sống không lành mạnh.
  • Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính làm ảnh hưởng sức khỏe tuổi già, trong đó có tiểu đường. Việc đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn.
  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Việc đo đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát mức đường trong máu, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Hướng dẫn cách tự đo chỉ số đường huyết tại nhà

1. Cần chuẩn bị gì trước khi đo đường huyết tại nhà?

Trước khi tiến hành đo đường huyết tại nhà, người cao tuổi cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo kết quả đo chính xác và an toàn:

1.1. Máy đo đường huyết

Đảm bảo máy đo đường huyết đã được kiểm tra và hoạt động tốt. Pin của máy phải đầy đủ và còn hạn sử dụng. Hãy tham khảo kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng máy.

1.2. Que thử và kim chích máu

Đảm bảo que thử phù hợp với loại máy đo và còn hạn sử dụng. Kim chích máu nên là loại dùng một lần để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

1.3. Khăn sạch hoặc bông gạc

Chuẩn bị khăn sạch hoặc bông gạc để lau sạch tay trước khi đo và cầm máu sau khi lấy mẫu.

1.4. Sổ tay ghi chép

Chuẩn bị sổ tay hoặc thiết bị điện tử để ghi chép lại kết quả đo.

1.5. Nước rửa tay hoặc bông có tẩm cồn

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc làm sạch vùng lấy máu bằng miếng bông có tẩm cồn trước khi đo để tránh nhiễm khuẩn và đợi vùng da lấy máu khô hoàn toàn rồi mới tiến hành.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp việc thực hiện quá trình đo đường huyết một cách dễ dàng và hiệu quả hơn khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết tại nhà

Kiểm tra đường huyết tại nhà là một kỹ năng quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có nguy cơ hoặc đã bị tiểu đường, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày. Dưới đây là các bước cụ thể để thực hiện đo đường huyết bằng máy đo tại nhà sau khi đã thực hiện hết các bước chuẩn bị đã nêu ở trên:

Bước 1: Lắp que thử

Lắp que thử vào máy đo đường huyết theo đúng hướng dẫn. Kiểm tra xem máy đã sẵn sàng để đo chưa.

Bước 2: Lắp kim chích máu

Đặt kim chích máu vào bút chích (nếu có) và điều chỉnh độ sâu phù hợp với độ dày của da tay. Mỗi người sẽ có một mức độ nhạy cảm khác nhau, nên cần điều chỉnh sao cho phù hợp.

Bước 3: Chọn ngón tay để lấy máu

Chọn ngón tay để chích máu. Thường sử dụng ngón giữa hoặc ngón áp út của bàn tay để chích máu, vì đây là những ngón ít nhạy cảm hơn. Nên chích máu ở phía bên ngón tay thay vì chính giữa để giảm đau.

Bước 4: Chích máu

Chích máu. Đặt đầu bút chích vào cạnh ngón tay và nhấn nút chích để lấy một giọt máu nhỏ.

Bước 5: Đưa máu vào máy đo

Đưa giọt máu chạm vào đầu que thử đã lắp trong máy đo. Máy sẽ tự động hút máu vào và bắt đầu phân tích.

Bước 6: Đọc kết quả

Đọc kết quả. Chờ trong vài giây để máy hiển thị kết quả đường huyết. Ghi lại kết quả vào sổ tay hoặc thiết bị điện tử.

Bước 7: Vệ sinh dụng cụ

Sau khi sử dụng, gói cẩn thận kim chích và que thử cho vào thùng rác y tế hoặc nơi chứa chất thải an toàn. Lau sạch máy đo và bút chích. Rửa tay lại bằng nước và xà phòng nếu cần thiết.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Bằng cách thực hiện đúng các bước này, gia đình hoặc bản thân người già có thể dễ dàng theo dõi mức đường huyết tại nhà và điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.

Tìm hiểu chỉ số đường huyết của người cao tuổi khỏe mạnh và người cao tuổi mắc tiểu đường

1. Ở người cao tuổi khỏe mạnh

Ở người cao tuổi khỏe mạnh, chỉ số đường huyết thường được đánh giá dựa trên các thời điểm khác nhau trong ngày và tình trạng đói no. Dưới đây là các mức chỉ số đường huyết tiêu chuẩn:

1.1. Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói trước khi ăn sáng hoặc sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ: 72 – 107 mg/dL (4 – 5,9 mmol/L).

1.2. Chỉ số đường huyết sau ăn khoảng 1-2 giờ

Chỉ số đường huyết sau ăn khoảng 1-2 giờ là dưới 140 mg/dL (dưới 7,8 mmol/L).

Tuy nhiên, chỉ số này có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người già. Việc duy trì các chỉ số trong phạm vi này giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến đường huyết, đặc biệt là tiểu đường khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

2. Ở người cao tuổi bệnh tiểu đường

Ở người cao tuổi bị bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết thường cao hơn so với người khỏe mạnh. Dưới đây là các chỉ số đường huyết khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường:

2.1. Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói trước khi ăn sáng hoặc sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ: 72 – 126 mg/dL ( 4 – 7 mmol/L).

2.2. Chỉ số đường huyết sau ăn khoảng 1-2 giờ

Chỉ số đường huyết sau ăn khoảng 1-2 giờ với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là dưới 90 – 162 mg/dL (5 – 9 mmol/L), đối với người mắc tiểu đường tuýp 2 là dưới 153 mg/dL (dưới 8,5 mmol/L).

Lưu ý quan trọng khi đo đường huyết tại nhà để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách

Khi đo đường huyết tại nhà, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được tốt hơn, gia đình và người chăm sóc cần chú ý đến một số điều quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn. Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ:

  • Thực hiện đo vào cùng thời điểm mỗi ngày như trước bữa ăn sáng, sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Điều này giúp so sánh các kết quả một cách hiệu quả hơn.
  • Khi chích máu, tránh bóp ngón tay quá mạnh vì điều này có thể làm máu bị pha loãng với dịch mô, dẫn đến kết quả không chính xác. Và nên luân phiên lấy máu ở các ngón tay khác nhau.
  • Để đảm bảo vệ sinh và độ chính xác, hãy luôn sử dụng que thử và kim chích mới. Không tái sử dụng các dụng cụ này để tránh nhiễm trùng và không sử dụng que thử đã hết hạn sử dụng.
  • Bảo quản dụng cụ đúng cách. Để máy đo, que thử và kim chích ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.
  • Đảm bảo máy đo hoạt động tốt bằng cách kiểm tra định kỳ hoặc hiệu chuẩn máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất và luôn có pin dự trữ sẵn.
Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Nếu kết quả đo cho thấy mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp so với bình thường, và kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Những câu hỏi thường gặp khi tự đo chỉ số đường huyết tại nhà

1. Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường?

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào loại tiểu đường, mức độ kiểm soát đường huyết, sức khỏe người già và phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Với người bệnh tiểu đường tuýp 1

Trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ: Người cao tuổi mắc tiểu đường tuýp 1 thường cần kiểm tra đường huyết ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường tuýp 1 cũng cần kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi tập thể dục, khi cảm thấy không khỏe hoặc có triệu chứng hạ đường huyết.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Với người bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị tiểu đường tuýp 2 đang sử dụng insulin hoặc thuốc có nguy cơ hạ đường huyết có thể cần kiểm tra đường huyết từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, thường là trước bữa ăn sáng hoặc trước bữa ăn tối.

Nếu tiểu đường tuýp 2 được kiểm soát tốt và không dùng insulin, có thể chỉ cần kiểm tra từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, và nên đo vào các thời điểm khác nhau như trước bữa ăn, sau khi ăn no 1 – 2 giờ hoặc trước khi đi ngủ để có sự đánh giá toàn diện.

2. Đo đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Đo đường huyết tại nhà là một công cụ quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo dõi mức đường huyết hàng ngày. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn các xét nghiệm tại bệnh viện, vì các thiết bị đo đường huyết tại nhà chỉ cung cấp thông tin về mức đường huyết tại thời điểm đo và không thể thay thế các xét nghiệm như HbA1c hay kiểm tra chức năng gan, thận liên quan đến bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Hơn nữa, máy đo đường huyết tại nhà có thể không chính xác như các thiết bị y tế tại bệnh viện. Một số yếu tố như kỹ thuật đo, chất lượng que thử, hay điều kiện bảo quản máy có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đọc thêm:

Việc tự đo đường huyết tại nhà là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Thực hiện đúng quy trình đo đường huyết tại nhà không chỉ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn góp phần giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe tuổi già.

Đo đường huyết giúp kiểm soát và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Sự chủ động trong việc tự chăm sóc sức khỏe này sẽ giúp người cao tuổi duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời tăng cường sự độc lập và an tâm cho cả bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kết hợp việc đo đường huyết tại nhà với các xét nghiệm y khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo liệu trình điều trị đúng hướng. Đo đường huyết tại nhà và xét nghiệm tại bệnh viện đều là yếu tố quan trọng và bổ sung cho nhau khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc muốn đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Báo Sức Khỏe & Đời Sống.

Đánh giá bài viết

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận