Chỉ số GI Là Gì? Thông Tin & Hướng Dẫn Lựa Chọn Thực Phẩm Hiệu Quả

Chỉ số GI ở thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là ở người mắc tiểu đường. 

Việc hiểu rõ về chỉ số GI này không chỉ giúp duy trì đường huyết ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Chỉ số GI nghĩa là gì?

Glycemic Index (GI) là thước đo đánh giá tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Dựa vào chỉ số đường huyết này mà bạn có thể biết được loại thực phẩm nào có mức độ ảnh hưởng tới đường huyết trong cơ thể của bạn.

Chỉ số GI nghĩa là gì?
Ảnh: Sưu tầm

Phân loại chỉ số GI trong thực phẩm

Chỉ số GI đo lường từ 0 đến 100, với giá trị cao cho thấy khả năng gia tăng đường huyết ở thực phẩm này và ngược lại. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân loại thành ba nhóm chỉ số đường huyết chính: 

Chỉ số GI thấp (<55)

Lượng đường huyết sẽ tăng từ từ khi ăn thực phẩm thuộc nhóm này. Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được khuyến khích dùng mỗi ngày thuộc nhóm này gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh v.v.

Chỉ số GI trung bình (56 – 69)

Lượng đường huyết tăng ở mức trung bình. Gồm các loại thực phẩm thường dùng trong bữa ăn của mỗi gia đình như: Gạo lứt, bột mì, yến mạch v.v

Chỉ số GI cao (>70)

Lượng đường huyết tăng nhanh chóng. Các loại thực phẩm như bánh quy, bánh mì trắng, socola, dưa hấu v.v là những thực phẩm thuộc nhóm này và được khuyến nghị không dành cho người bệnh tiểu đường.

Vì sao chúng ta cần quan tâm đến chỉ số GI?

Vì sao chúng ta cần quan tâm đến chỉ số GI?
Ảnh: Freepik

Thực phẩm có chỉ số GI cao có thể dẫn đến tình trạng gia tăng lượng đường trong máu, dẫn đến mệt mỏi và khiến cơ thể chúng ta mau đói. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp duy trì mức đường huyết ổn định, hỗ trợ quá trình giảm cân và no lâu hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Đối với những người có nhu cầu kiểm soát cân nặng và mỡ thừa cần hiểu rõ về chỉ số glycemic index để lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn mỗi ngày cân đối và phù hợp. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường type 2 và các vấn đề liên quan đến tim mạch cũng cần quan tâm và tìm hiểu về chỉ số này.

>>> Đọc thêm: Lựa chọn thực phẩm thông minh cho người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần duy trì lượng đường huyết ở mức cho phép tùy theo thời điểm. 

Ví dụ, trước bữa ăn, chỉ số đường huyết mà người bệnh cần duy trì trong khoảng từ 90 – 130 mg/dl. Sau khi ăn uống từ 1 – 2 tiếng, người bệnh cần duy trì lượng đường huyết dưới 180 mg/dl. 

Vì vậy, người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân chuẩn khoa học tại nhà để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực về vấn đề sức khỏe sau này.

Hướng dẫn đọc và lựa chọn thực phẩm hiệu quả dựa trên chỉ số GI

Cách đọc Glycemic Index trên thực phẩm

Hướng dẫn đọc và lựa chọn thực phẩm hiệu quả dựa trên chỉ số GI
Ảnh: Sưu tầm

Thông thường, chỉ số đường huyết sẽ được ghi chú trên nhãn sản phẩm giúp bạn dễ dàng so sánh các loại thực phẩm với nhau. Thực phẩm có chỉ số GI thấp (<55) thường là lựa chọn hiệu quả cho những bệnh nhân tiểu đường, trong khi thực phẩm có chỉ số GI cao cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.

Hiện nay, đã có nhiều ứng dụng thông minh giúp người dùng dễ dàng kiểm tra Glycemic Index (GI) trực tiếp trên thực phẩm. Bạn có thể tham khảo và tải về ứng dụng này trực tiếp từ website tại đây.

Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm hiệu quả cho thể trạng cá nhân

Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm hiệu quả cho thể trạng cá nhân
Ảnh: Sưu tầm

Khi chọn mua thực phẩm dùng cho bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp hoặc trung bình. Một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: rau xanh, quả cầu, hạt ngũ cốc nguyên chất, sữa không đường, khoai lang, lúa mì nguyên cám, và các loại hạt v.v

Đối với những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: Nước ngọt, socola, trà sữa, bánh kem v.v thì nên hạn chế sử dụng mỗi ngày để tránh các bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường vì lượng đường tăng giảm đột ngột khó kiểm soát. Về lâu dài, việc dùng thực phẩm có chỉ số GI cao cũng sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm nặng nề cho người bệnh.

Truy cập website WeCare 247 để cập nhật và theo dõi các tin tức bổ ích về chăm sóc bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà ngay hôm nay nhé!

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ Chăm sóc sức khỏe tại nhà với đội ngũ chăm sóc viên tận tâm, được đào tạo bài bản:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết trên có tham khảo thông tin từ website của bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Dịch vụ bác sĩ gia đình
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 8 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Hô Hấp
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Cần Thiết
Cách chăm sóc người bệnh suy thận mạn tại nhà
7 Lưu Ý Quan Trọng Trong Cách Chăm Sóc Người Bệnh Suy Thận Mạn Tại Nhà
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn tiêu thụ đồ uống này có thể hạ đường huyết, phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường và mỡ máu […]

[…] Chỉ số glucose máu bình thường nằm ở mức 100 mg/dL khi không ăn trong ít nhất 8 tiếng và lượng đường trong máu có xu hướng xuống thấp vào thời điểm ngay trước bữa ăn và dao động trong khoảng 70 – 80 mg/dL. […]