Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Cần Thiết

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, gây nên tai nạn cho con người, gây ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức khỏe người bị nạn. Đó là lí do mỗi người đều cần xây dựng cẩm nang sức khỏe gia đình, bao gồm những kiến thức cơ bản về 5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình

Nắm vững các biện pháp sơ cấp cứu tại chỗ sẽ giúp nạn nhân hạn chế thương tổn, thậm chí cứu sống người bệnh trong gang tấc.

Những kiến thức tổng quan cần biết về sơ cấp cứu để chăm sóc sức khỏe gia đình

Sơ cấp cứu là cung cấp sự trợ giúp ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những chấn thương hoặc bệnh lý mà còn là những sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với bệnh nhân hoặc những người chứng kiến sự kiện chấn thương. Đây là khái niệm về cơ cấp cứu được định nghĩa theo Hội chữ thập đỏ Quốc tế.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Hiểu về sơ cấp cứu giúp mỗi người có kiến thức nhất định để bảo vệ bản thân và người thân, chăm sóc sức khỏe gia đình. Hơn nữa, chúng ta còn có thể áp dụng kiến thức học được vào việc giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh nếu tình huống chẳng may xảy ra.

4 nguyên tắc cần tuân thủ khi sơ cấp cứu

Cụ thể, dù sơ cấp cứu trong bất kỳ trường hợp nào, người thực hiện sơ cứu cũng cần tuần thủ 4 nguyên tắc sau đây:

  • Giữ bình tĩnh và không mạo hiểm với sự an toàn của chính bạn, của nạn nhân; hoặc của những người xung quanh. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng có thêm nạn nhân mới.
  • Kiểm soát tình huống, đảm bảo hiện trường an toàn 100%.
  • Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu (bảo toàn tính mạng và thúc đẩy sự hồi phục, bảo vệ sức khỏe gia đình.
  • Thực hiện sơ cấp cứu theo từng bước chuẩn y khoa, tránh việc bỏ sót những thông tin quan trọng.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Kế hoạch khi thực hiện sơ cấp cứu

1. Nhận định

Ngay khi nhìn thấy người bị nạn, bạn cần nhận định toàn bộ tình huống để chắc chắn hiện trường an toàn cho cả bạn và nạn nhân. Bạn cũng nhận định tình trạng của nạn nhân để xác định thực hiện loại sơ cấp cứu nào là phù hợp và cần thiết. 

2. Lập kế hoạch

Khi đã xác định được toàn bộ tình hình, việc bạn cần làm là hệ thống kế hoạch thứ tự những việc cần làm. 

  • Đầu tiên, gọi ngay cho trợ giúp y tế gần nhất. Bạn có thể gọi 115 hoặc gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Sau đó, xác định được loại sơ cấp cứu phù hợp rồi, bắt đầu hệ thống trong đầu những bước thực hiện để sơ cấp cứu nạn nhân đúng phương pháp. 
  • Bắt đầu tiến hành sơ cấp cứu cho đến khi cán bộ y tế đến và vận chuyển người bị nạn đến bệnh viện.

3. Thực hiện

Dựa trên mức độ chấn thương và tình trạng của nạn nhân, tiến hành thực hiện sơ cấp cứu theo các bước chuẩn y khoa. Có thể kết hợp hỗ trợ người nhà nạn nhân bằng việc thông báo cho người thân của nạn nhân những thông tin cần thiết về tai nạn.

4. Đánh giá lại

Tiếp tục đánh giá lại toàn bộ hành động sơ cấp cứu của bạn, đảm bảo mọi thứ đang được thực hiện hiệu quả và đúng đắn:

  • Kiểm tra lại để chắc chắn trợ giúp y tế đang trên đường đến;
  • Đảm bảo hiện trường vẫn an toàn trong suốt quá trình thực hiện sơ cấp cứu;
  • Tiếp tục theo dõi và nhận định tình trạng sức khỏe của nạn nhân;
  • Thông báo cho người nhà nạn nhân về bất cứ thay đổi nào so với kế hoạch sơ cấp cứu ban đầu.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

5 kỹ năng sơ cấp cứu quan trọng để chăm sóc sức khỏe gia đình

1. Cẩm nang sức khỏe gia đình: Sơ cấp cứu vết thương hở

Vết thương hở xảy ra khi da bị rách do va đập hoặc một số vật thể gây ra. Đây là một trong những tai nạn thường gặp nhất trong cuộc sống, có thể xảy ra với chính bạn hoặc người thân của bạn. Sơ cấp cứu vết thương hở thể giúp vết thương lành nhanh hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, tuân thủ sơ cấp cứu vết thương theo các bước sau giúp bảo vệ sức khỏe gia đình và chính mình, đồng thời có thể giúp đỡ cả những người xung quanh.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Đeo gang tay trước khi thực hiện sơ cấp cứu vết thương hở
  • Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Che phủ vết thương bằng các loại băng gạc phù hợp với độ lớn của vết thương.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của vết thương mà chúng ta lập kế hoạch sơ cứu phù hợp. Nếu vết thương nghiêm trọng: ngay lập tức gọi sự giúp đỡ và vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Với các vết thương nhỏ như vết trầy xước, vết cắt nhỏ: có thể tự sơ cứu vết thương tại chỗ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện sơ cứu, vẫn nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được kiểm tra lại.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2. Cẩm nang sức khỏe gia đình: Sơ cấp cứu khi bị hóc dị vật

Hóc dị vật có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi này, tuy nhiên trẻ em là đối tượng thường gặp tình huống này hơn cả. Nếu gia đình bạn có trẻ con, nhất định cần biết những thông tin về sơ cấp cứu trong trường hợp bị hóc dị vật để bảo vệ sức khỏe gia đình.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Trong tình huống khẩn cấp, dị vật có thể bít tắc đường thở, gây hiện tượng khó thở, nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi chờ đợi cấp cứu hoặc đang đưa người bị nạn đến bệnh viện, hãy thực hiện các phương pháp dưới đây.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi

  • Cho trẻ nằm lên trên cánh tay trái của người sơ cứu ở tư thế: bàn tay giữ khu vực đầu và cổ, trẻ nằm dọc theo cánh tay và để trẻ hơi dốc theo hướng bàn tay.
  •  Dùng gót tay phải vỗ vào lưng của trẻ ở vị trí lưng giữa hai bả vai. Thực hiện vỗ lưng 5 lần này và kiểm tra xem liệu dị vật đã rơi ra chưa. Nếu dị vật chưa rơi ra, bạn thực hiện theo bước tiếp theo.
  • Dùng tay phải đỡ trẻ và lật người trẻ nằm trên tay phải của người sơ cứu. Dùng hai ngón tay trái ấn vào vùng dưới xương ức theo hướng đẩy lên. Thực hiện ấn 5 lần và kết hợp kiểm tra tình hình dị vật của trẻ.

Nếu sau quá trình thực hiện, dị vật vẫn chưa ra, thì bạn có thể tiếp tục lặp lại quá trình sơ cấp cứu này cho đến khi có sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc trợ giúp y tế chuyên nghiệp.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên hoặc người lớn

Bạn có thể thực hiện nghiệm pháp Heimlich sơ cấp cứu hóc dị vật đối với nạn nhân từ 1 tuổi trở lên. Để thực hiện nghiệm pháp này, người thực hiện sơ cấp cứu đứng sau người bị hóc với thư thế 2 chân trước sau chính giữa 2 chân nạn nhân.

  • Thực hiện vòng tay ôm quàng bụng người bị hóc. Trong đó, một bàn tay nắm thành nắm đấm, tay còn lại ôm lấy tay kia. Hướng lòng bàn tay của người sơ cứu ở hướng úp xuống, áp sát vào khu vực phía trên rốn và ngay dưới xương ức của người bệnh.
  • Tác động lực đột ngột ở nắm tay, giật mạnh theo hướng ra sau và hướng lên phía trên của người bị hóc. Thực hiện động tác này 5 lần dứt khoát, không đè ép vào lồng ngực của người bị hóc.

Sau khi thực hiện mà dị vật vẫn chưa ra khỏi lồng ngực của người bị hóc, có thể thực hiện lại động tác, đồng thời gọi cấp cứu cho bệnh nhân để được hỗ trợ kịp thời, bảo vệ sức khỏe gia đình.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

3. Cẩm nang sức khỏe gia đình: Sơ cấp cứu cho nạn nhân đột quỵ

Đột quỵ xảy ra đột ngột khi ai đó đang làm việc, sinh hoạt bình thường thì các triệu chứng thần kinh khu trú đột nhiên xuất hiện. Các triệu chứng có thể khởi phát và đạt mức độ nặng tối đa ngay từ đầu hoặc khởi phát đột ngột và tiến triển nặng dần lên thành từng nấc.

Mức độ ảnh hưởng cao nhất của đột quỵ là gây tử vong. Trong nhiều trường hợp người bệnh may mắn sống sót vẫn có thể đối diện với những di chứng nặng nề. Do đó, nếu người thân của bạn có những bệnh nền về thần kinh, tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ, cần trang bị ngay kiến thức sơ cấp cứu đột quỵ để bảo vệ sức khỏe gia đình.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp

Nếu nhận thấy người thân có các triệu chứng đột quỵ, ngay lập tức gọi trợ giúp y tế khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe gia đình, phòng trừ trường hợp xấu xảy ra.

Nếu bạn đang chăm sóc người thân bị đột quỵ, hãy đảm bảo rằng người bệnh đang ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

  • Liên tục kiểm tra hơi thở của nạn nhân. Nếu không nạn nhân không còn thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo. 
  • Nới lỏng quần áo, phụ kiện như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn.
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ, hoặc đeo găng y tế để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh.
  • Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, bạn cần nhờ thêm một số người khác để hỗ trợ di chuyển cho người bệnh.
  • Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh. Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh, đồng thời quan sát để kịp thời nhận ra sự thay đổi ở người bệnh, từ đó có hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh

Người thực hiện sơ cứu cần ghi nhớ nguyên nhân, biểu hiện, có hay không bị té ngã, đập đầu… của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế, phục vụ cho việc điều trị và chăm sóc người bệnh.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Thói Quen Gây Đột Quỵ Nên Tránh 

4. Cẩm nang sức khỏe gia đình: Sơ cấp cứu khi bị bỏng

Tình trạng bỏng có thể thay đổi cấu trúc và rối loạn chức năng vùng tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bị nạn. Thực hiện sơ cấp cứu vết bỏng kịp thời có thể giảm tối đa nguy cơ biến chứng.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Khi người nhà bị bỏng, cần nhanh chóng thực hiện 6 bước sau đây để xử lý vết bỏng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe gia đình:

Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng

Xác định nguyên nhân gây bỏng, nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi ngạn nhân và đưa nạn nhân đến nơi an toàn để phục vụ việc sơ cấp cứu.

Nếu nguyên nhân gây bỏng do lửa, cần cởi bỏ quần áo, phụ kiện để tránh trường hợp vải dính chặt vào da, khiến tình trạng bỏng càng nghiêm trọng.

Bước 2: Đánh giá tình trạng ban đầu của bệnh nhân

Thực hiện các kiểm tra về ý thức, đường thở, tuần hoàn và những chấn thương khác của nạn nhân, đảm bảo nạn nhân vẫn còn sống.

Nếu nạn nhân có những biểu hiện của ngừng hô hấp, tuần hoàn, cần lập tức hồi sức tim, phổi ngay. Những lưu ý quan trọng này là những kiến thức bạn cần nhớ trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe gia đình, có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp gặp người bị bỏng.

Bước 3: Rửa sạch vùng bỏng

Đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương và tránh nhiễm khuẩn. Sau đó, bạn dùng nước mát xả nhẹ lên vùng da bỏng trong vòng ít nhất 15 phút. Việc làm này giúp hạ nhiệt cho vết bỏng, làm dịu đau rát, sưng tấy và ngăn chặn sự ăn sâu của vết bỏng vào trong da thịt.

Lưu ý, tuyệt đối không dùng đá hoặc nước đá ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng vì có thể khiến vết bỏng bị tổn thương nhiều hơn. Đây là cách chăm sóc sức khỏe gia đình sai cách.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng

Sau khi ngâm rửa, che phủ vết bỏng bằng gạc sạch, vải sạch, khăn mặt, hoặc vải màn sạch. Không nên bôi, đắp bất cứ chất, hóa chất (ví dụ kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn…) lên vết bỏng. Một số người tin rằng việc bôi kem đánh răng, kem trị bỏng hay mỡ trăn lên vết bỏng có thể khiến vết bỏng nhanh lành. Đây là một quan niệm sai lầm, có thể gây ra những tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng xấu lên sức khỏe gia đình.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 5: Ủ ấm và bù nước điện giải sau bỏng

Đắp chăn giữ ấm cho nạn nhân, đồng thời bổ sung các loại nước điện giải làm mát cơ thể nạn nhân trong khi chờ trợ giúp ý tế. Bạn cũng có thể cho nạn nhân uống các loại thuốc giảm đau để hạn chế sự đau rát của vết bỏng.

Bước 6: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhận sự chăm sóc và điều trị chuyên khoa, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người bị bỏng. Thao tác nhanh gọn và quyết đoán trong trường hợp này có thể bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nếu gặp trường hợp tương tự.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Bổ Sung Ngay Vào Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình 3 Bước Sơ Cứu Vết Bỏng Chuẩn Y Khoa

5. Cẩm nang sức khỏe gia đình: Sơ cấp cứu cho người bị điện giật

Điện giật là một trường hợp tai nạn nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bị nạn. Nếu sơ cứu không đúng cách không những không bảo vệ được nạn nhân mà chính người thực hiện sơ cứu cũng có thể gặp nạn. Do đó, trong cẩm nang sức khỏe gia đình, mỗi người đều cần trang bị kiến thức về sơ cấp cứu cho người bị điện giật.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Thao tác sơ cấp cứu người bị điện giật là đòi hỏi phải làm nhanh và an toàn mới có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình nếu chẳng may gặp trường hợp này. Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật an toàn và đúng phương pháp giúp nạn nhân thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc.

Bước 1: Lập tức ngắt nguồn điện

Khi thấy người thân bị điện giật, ngay lập từ xác định nguồn định và tắt nguồn. Nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ tổn thương cho nạn nhân càng thấp. Nếu không tim được nguồn điện sớm, nạn nhân bị điện giật lâu có thể dẫn đến tử vong. Do đó, mỗi người cần ghi nhớ vị trí nguồn điện trong nhà mình để bảo vệ sức khỏe gia đình kịp thời trong trường hợp người thân bị điện giật.

5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Bước 2: Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Sau khi đã ngắt nguồn điện, cần tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Lưu ý, sử dụng những vật dụng không dẫn điện như thanh gỗ, cán chổi bằng nhựa, những vật bằng cao su để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh trường hợp điện truyền qua cơ thể người thực hiện sơ cứu gây nguy hiểm. 

Nếu trong trường hợp không ngắt được nguồn điện, người sơ cấp cứu tuyệt đối không đi chân trần hoặc dùng các vật dụng bằng kim loại để đẩy nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Đây là những vật dụng nguy hiểm, có thể khiến người sơ cấp cứu trở thành nạn nhân tiếp theo trong tai nạn điện giật.

Bước 3: Thực hiện sơ cấp cứu người bị điện giật

Sau khi đưa người bị nạn tới vị trí an toàn, hãy lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng các bước sau:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp, thoáng khí. 
  • Giữ ấm cho nạn nhân bằng chăn hoặc vải sạch.
  • Kiểm tra mức độ chấn thương và ý thức của nạn nhân.
  • Nếu nạn nhân hôn mê hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không thể mở đường thở hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra và kiểm tra miệng xem có bất thường không.
  • Nếu nạn nhân không thở và không thấy mạch, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực.
  • Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng điện nhẹ, hãy rửa vết bỏng dưới vòi nước mát.
  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng, lập tức gọi cấp cứu để chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn sơ cứu kịp thời.
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Ghi nhớ và áp dụng các bước thực hiện sơ cấp cứu trên trong trường hợp người thân gặp tai nạn điện giật để bảo vệ sức khỏe gia đình

Đọc thêm:

Trên đây là 5 kỹ năng sơ cấp cứu cần biết để áp dụng xử lý trong những trường hợp tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nắm vững được những kiến thức trên giúp bạn có cách bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình, đồng thời có thể giúp đỡ những người xung quanh khi gặp nạn.

Hãy lưu ngay những kiến thức hữu ích trên để làm đầy cẩm nang sức khỏe gia đình. Cùng với đó, bạn nên phổ biến kiến thức trên cho những người thân để bảo vệ sức khỏe gia đình một cách hiệu quả nhất.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về cẩm nang sức khỏe gia đình hoặc có nhu cầu đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình mùa bão lũ: 7 bệnh về tiêu hóa thường gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Mùa Bão Lũ: 7 Bệnh Về Tiêu Hóa Thường Gặp
Thực phẩm giàu cholesterol nên tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Loại Thực Phẩm Có Hàm Lượng Cholesterol Cao Nên Ăn Và Không Nên Ăn
Cách chăm sóc sức khỏe gia đình phòng ngừa bệnh suy thận mạn hiệu quả
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Những Biến Chứng Khó Lường và 7 Cách Phòng Ngừa Suy Thận Mạn Tính
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận