Tầm Soát Đột Quỵ: Những Điều Bạn Cần Biết Để Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân Hiệu Quả 

Đột quỵ có thể đáng sợ nhưng việc phòng ngừa đột quỵ lại dễ dàng phòng ngừa hơn bạn nghĩ. Để có thể bảo vệ bạn và người thân một cách tuyệt đối, việc bổ sung tầm soát đột quỵ trong quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân là một điều tiên quyết.

Hãy cùng với WeCare 247 tìm hiểu sâu hơn về quy trình tầm soát đột quỵ với bài viết sau.

Tại Sao Bạn Cần Tầm Soát Đột Quỵ Trong Quy Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân

Theo Bộ Y Tế, trung bình mỗi năm tại nước ta, số người bị đột quỵ dao động trong khoảng 200,000 bệnh nhân. Đây là một con số đáng báo động khi cứ mỗi 6 người thì sẽ có 1 người có nguy cơ bị đột quỵ. Theo thống kê, phần lớn những người mắc bệnh đột quỵ có số tuổi từ 55 trở lên. Tuy nhiên vào những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ đang ngày một tăng lên không ngừng. 

Ngoài ra, đột quỵ thuộc một trong 4 nhóm bệnh không lây nhiễm nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh như bại liệt, tàn phế hay thậm chí là tử vong với tỉ lệ lên đến 20%.

Vậy nên việc tầm soát đột quỵ hiện tại không chỉ còn dành riêng cho những người lớn tuổi. Đây đã là một mắt xích không thể thiếu trong các quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân của mọi người.

Tại Sao Bạn Cần Tầm Soát Đột Quỵ Trong Quy Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân
Tỉ lệ người trẻ có nguy cơ đột quỵ ngày một tăng | Nguồn ảnh: Canva

Những Đối Tượng Cần Tầm Soát Đột Quỵ Trong Quy Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân

Không phải ai cũng bắt buộc phải bổ sung việc tầm soát đột quỵ vào quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân. Việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vấn đề tài chính, tình trạng sức khỏe,… Tuy nhiên nếu bạn thuộc một trong những đối tượng được nhắc đến sau đây thì việc tầm soát đột quỵ được xem là một vấn đề tiên quyết và không nên bỏ qua:

Về bệnh lý

  • Người trong gia đình có tiền sử đột quỵ
  • Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,…
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh về tim mạch
  • Người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có cholesterol cao.
  • Người cao huyết áp
  • Người có độ tuổi từ 55 trở lên.

Về lối sống

    •  
  • Người hút thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác.
  • Ít hoặc không vận động thường xuyên
  • Sử dụng các hoạt chất tác động đến hormone như thuốc tránh thai, thuốc tăng cường cơ bắp,...
  •  
Những Đối Tượng Cần Tầm Soát Đột Quỵ Trong Quy Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân
Việc sử dụng chất gây nghiện sẽ khiến nguy cơ đột quỵ của bạn tăng đáng kể | Nguồn ảnh: Canva

Tầm Soát Đột Quỵ Có Bao Nhiêu Phương Pháp?

Theo sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, chúng ta có rất nhiều phương pháp và cách tiếp cận việc tầm soát đột quỵ. Một số phương pháp mà ta có thể nhắc đến như:

  • Chụp CT
  • Chụp X-quang Ngực thẳng số hóa 1 phim
  • Chụp MRI
  • Điện tim thường 
  • Soi đáy mắt trực tiếp
  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Siêu âm Doppler tim
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh
  • Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu

Tuỳ theo gói dịch vụ và nơi thực hiện tầm soát đột quỵ, bệnh nhân sẽ được thực hiện số phương pháp khác nhau để kiểm tra.

Tầm Soát Đột Quỵ Có Bao Nhiêu Phương Pháp?
Nguồn ảnh: Canva

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tầm Soát Đột Quỵ

Để có thể hiểu hơn về tầm soát đột quỵ, hãy cùng với WeCare 247 điểm qua những câu hỏi thường gặp và lời giải đáp đến từ các chuyên gia:

Tầm Soát Đột Quỵ Có Đau Không?

Như đã đề cập, tầm soát đột quỵ sẽ có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện. Việc lựa chọn còn tùy thuộc vào quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên nhìn chung các phương pháp xét nghiệm đều không có tính xâm lấn. Do đó, việc tầm soát đột quỵ có thể được thực hiện mà không mang lại cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

Tầm Soát Đột Quỵ Có Đau Không?
Nguồn ảnh: Canva

Bao Lâu Nên Tầm Soát Đột Quỵ Một Lần?

Chúng ta thường chia theo ngưỡng tuổi và tình trạng sức khỏe để quyết định tầm soát đột quỵ. Nếu như bạn vẫn còn trẻ, dưới 50-55 tuổi và sức khỏe tốt, chưa có các bệnh nền kể trên thì bạn hoàn toàn chỉ cần tầm soát đột quỵ từ mỗi 3 năm đến 5 năm/ lần.

Ngược lại, nếu như bạn hoặc người thân có các bệnh nền và đã trên 55 tuổi, việc tầm soát nên được thực hiện hằng năm hoặc mỗi 2 năm để đảm bảo được chất lượng sức khỏe ở mức tốt nhất.

Bao Lâu Nên Tầm Soát Đột Quỵ Một Lần?
Bổ sung việc tầm soát đột quỵ vào quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân để bảo vệ gia đình bạn | Nguồn ảnh: Canva

Tầm Soát Đột Quỵ Có Phải Là Một Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Diện? Tỉ Lệ Chính Xác Của Kết Quả Tầm Soát Là Bao Nhiêu?

Tầm soát đột quỵ không phải là một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên đây vẫn là một mắt xích tiên quyết trong quá trình chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Kết quả của việc tầm soát chắc chắn sẽ không thể đúng 100%, vì kết quả sẽ còn phụ thuộc nhiều vào lối sống cũng như là chất lượng sức khỏe của người khám sau đó liệu có được duy trì và đảm bảo như lúc xét nghiệm hay không.

Tầm Soát Đột Quỵ Có Phải Là Một Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Diện? Tỉ Lệ Chính Xác Của Kết Quả Tầm Soát Là Bao Nhiêu?
Nguồn ảnh: Canva

Tầm Soát Đột Quỵ Có Đắt Tiền Không? Chi Phí Thế Nào?

Chi phí tầm soát đột quỵ sẽ được quyết định bởi mức độ chuyên sâu từ các phương pháp tầm soát mà bạn lựa chọn. Những vấn đề này bạn đều sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình và giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp và tối ưu nhất cho bản thân.

Tuy nhiên, vì tần suất tầm soát đột quỵ trong quy trình chăm sóc sức sức khỏe cá nhân là không cao, ngoài ra nếu so với giá trị sức khỏe thì việc tầm soát đột quỵ không hề đắt và vô cùng xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Đọc thêm:

Tổng Kết

Sức khỏe là vô giá, do đó bạn hãy bổ sung việc tầm soát đột quỵ vào trong quy trình chăm sóc sức khỏe cá nhân của chính bạn cùng người thân trong gia đình. Mặc dù việc tầm soát không phải là một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, đây vẫn là một trong những giải pháp y học hiện đại nhất giúp bạn dễ dàng phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cùng hậu quả nặng nề mà căn bệnh này có thể mang lại.

Hãy thường xuyên theo dõi các kênh thông tin của WeCare 247 để có thể cập nhật những thông tin bổ ích xoay quanh các vấn đề về sức khỏe.

Bài viết có tham khảo thông tin từ Vinmec, bệnh viện Tâm Anh và Bộ Y Tế Việt Nam.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết khác

Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình: Cách Uống Nước Đúng & Có Lợi Nhất Cho Cơ Thể
Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình: Cách Uống Nước Đúng & Có Lợi Nhất Cho Cơ Thể
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: 5+ Loại Đồ Uống Giảm Đầy Bụng, Khó Tiêu
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: 5+ Loại Đồ Uống Giảm Đầy Bụng, Khó Tiêu
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5+ Loại Thực Phẩm Khiến Cơ Thể Nhanh Mất Nước
Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5+ Loại Thực Phẩm Khiến Cơ Thể Nhanh Mất Nước
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận