Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 65
- 29.715
Mùa đông đang đến gần, cũng là thời điểm người cao tuổi dễ mắc một số căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào để phòng ngừa các bệnh lý vào mùa đông? Đây hẳn là câu hỏi nhiều người đặt ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho ông bà, cha mẹ của mình.
Để bổ sung cho độc giả những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trong bài viết này, WeCare247 sẽ liệt kê 5 bệnh lý phổ biến mà người cao tuổi hay mắc phải và cách phòng tránh bệnh mùa lạnh, giúp độc giả có thêm kiến thức và lập kế hoạch trong quá trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.
Cảm cúm là một bệnh lý phổ biến mà hầu hết người cao tuổi nào cũng có thể mắc phải vào mùa đông. Nguyên nhân chính là do tình hình thời tiết thay đổi và tình trạng sức khỏe của người già.
Căn bệnh cảm cúm vốn bắt nguồn từ virus gây cảm cúm. Đối với người cao tuổi, khi hệ miễn dịch suy yếu, virus càng dễ xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó, mùa đông lạnh khiến mạch máu co lại, làm giảm khả năng miễn dịch tại các màng nhầy của đường hô hấp, cũng tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây bệnh.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh cảm cúm khá nhẹ, nhưng nếu không chú ý đặc biệt, bệnh lý này có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách và phù hợp để tránh mắc cảm cúm trong mùa đông, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người già.
Ngoài bệnh cảm cúm, người già khi vào mùa đông cũng hay bị đau nhức xương khớp. Họ sẽ thường đau ở bất kỳ vị trí nào như cổ, lưng, tay, chân, cột sống, đầu gối,… Những cơn đau triền miên khiến người bệnh trở nên khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ,… đồng thời sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp.
Sở dĩ người già thường bị đau xương khớp vào mùa đông là bởi, theo thời gian, cơ thể lão hóa dựa trên quy luật tự nhiên. Những cơ quan như sụn, xương, các khớp nối trải qua thời gian lâu dài đã bị bào mòn đần, trở nên mỏng và yếu. Xương khớp của người cao tuổi còn xuất hiện các vấn đề khác gây đau nhức do bị loãng xương, thoái hóa khớp và thoát vị địa đệm.
Hiểu được điều này, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả, hạn chế chứng đau xương khớp, ta nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và chất chống oxy hóa cho người cao tuổi. Cùng với đó, việc tập thể dục thường xuyên kết hợp vật lý trị liệu cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau nhức ở người già.
Xem thêm về cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh khớp tại đây.
Viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý về đường hô hấp, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong thời gian dài. Vào thời điểm giao mùa, các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản mãn tính có xu hướng gia tăng, do nhiệt độ thời tiết thay đổi không ổn định. Điều này khiến cho sức đề kháng của người già vốn đã kém lại khó có thể chống lại được các virus gây bệnh.
Các triệu chứng viêm phế quản mãn tính là ho có đờm, ho khan, khó thở hoặc thở khò khè,… Nếu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không đúng cách thì bệnh viêm phế quản cũng sẽ gây ra biến chứng: phổi tắc nghẽn, suy hô hấp, viêm phổi và tăng huyết áp phổi.
Như chúng ta đã biết, trong các biến chứng của bệnh viêm phổi mãn tính, thì đáng lo ngại nhất chính là tắc nghẽn phổi mãn tính ở người cao tuổi. Với những người có tiền sử sử dụng thuốc lá, sinh hoạt trong môi trường nhiều khí bụi và ô nhiễm, hay kể cả là việc hít phải thuốc lá thụ động cũng dễ dàng khiến cho ta mắc phải căn bệnh tắc nghẽn phổi.
Các triệu chứng của tắc nghẽn phổi mãn tính cũng sẽ gần giống với viêm phổi nhưng có biểu hiện nặng hơn như ho có đờm, đờm kèm máu, ngực có cảm giác thắt chặt và đau, khó thở, thở gấp. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chúng ta cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người bệnh và duy trì lối sống lành mạnh, không gian sạch sẽ trong lành. Đặc biệt, trong những ngày mùa đông giá rét, chúng ta càng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
Xem thêm các bệnh mạn tính phổ biến của người cao tuổi tại đây.
Đối với người cao tuổi, đột quỵ là một trong những tác nhân chính gây tử vong và tàn tật lâu dài. Đột quỵ có thể gây ra các biến chứng nặng như tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch,… làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây đột quỵ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố nguy cơ lối sống, bệnh lý và di truyền.
Đặc biệt, trong mùa đông, khi nhiệt độ giảm, cơ thể phản ứng bằng cách co lại các mạch máu để giữ nhiệt. Tuy nhiên, sự co thắt mạch máu này có thể làm tăng huyết áp. Do đó, những người già có vấn đề về huyết áp cao hoặc các bệnh lý tim mạch thường có nguy cơ đột quỵ, cao do vỡ hoặc tắc nghẽn các mạch máu trong não.
Dù đột quỵ là một tình trạng bệnh nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm. Để phòng ngừa căn bệnh đột quỵ, chúng ta cần lập kế hoạch cụ thể và sát sao trong quá trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Đọc thêm: Những Căn Bệnh Mùa Đông Phổ Biến & Cách Phòng Tránh – Hiểu Để Chăm Sóc Sức Khỏe Tốt Hơn
Mặc dù mùa đông, người già có thể gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm, song, chúng ta cũng có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách áp dụng các cách khác nhau để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông, cần đảm bảo giữ ấm cho người cao tuổi. Cho người già mặc nhiều lớp áo ấm. Sử dụng khăn, mũ, găng tay và tất để bảo vệ cơ thể khỏi giá lạnh. Khi ngủ cần phải đắp chăn ấm, tránh cơ thể tiếp xúc trực tiếp với sàn. Ngoài ra, nên điều chỉnh nhiệt độ trong nhà, phòng ngủ ở khoảng từ 18 – 22°C.
Người cao tuổi cần bổ sung các chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C, vitamin D, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng. Bổ sung đầy đủ nhưng không có nghĩa là bổ sung quá nhiều làm thừa các chất dinh dưỡng, tránh gây ra các vấn đề bệnh lý khác.
Để chăm sức khỏe người cao tuổi hiệu quả, chúng ta cũng nên khuyến khích và hướng dẫn người cao tuổi vận động nhẹ nhàng. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn với các động tác đơn giản như tập yoga, đi bộ, đạp xe đạp,… sẽ giúp người già khỏe mạnh hơn.
Người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, và hô hấp. Xin lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc cần được sử dụng để tăng sức đề kháng trong mùa lạnh. Với người đã có bệnh lý nền thì bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách chu đáo, cần chú ý theo dõi, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh nền tốt nhất.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người chăm sóc cần phải có kiến thức đúng đắn để theo dõi, kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường, để phòng tránh. Mùa đông đang đến gần, nếu gia đình bạn có người già và đang mong muốn có phương pháp chăm sóc người thân một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già tại nhà của WeCare 247.
Với đội ngũ chăm sóc viên được đào tạo và có kinh nghiệm dày dặn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý cho người già, mang lại hiệu quả tốt hơn và chủ động hạn chế các trường hợp biến chứng xảy ra.
Đọc thêm:
Độc giả quan tâm thông tin về sức khỏe người cao tuổi hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Báo Đảng cộng sản và Trung tâm y tế Quận 3, TP. HCM.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn