Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: Top 5 Loại Thuốc Hạ Sốt Cần Phải Có

Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà, việc biết cách sử dụng các loại thuốc hạ sốt là một kỹ năng quan trọng, bởi sốt là một biến chứng vô cùng phổ biến với nhiều bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Dưới đây là danh sách 5 loại thuốc hạ sốt phổ biến mà bạn nên có trong tủ thuốc của gia đình.

Top 5 loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay khi chăm sóc người bệnh tại nhà

1. Panadol

Panadol. Nguồn: Flickr

Panadol, chứa hoạt chất Paracetamol, là một trong những loại thuốc hạ sốt phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài việc giảm sốt, thuốc có thể được dùng cho mục đích giảm đau bụng kinh, đau cơ, các thủ thuật nha khoa hoặc đau khi tiêm vắc xin.

Hãy tuân thủ hướng dẫn liều lượng và không sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc. Nếu có thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng an toàn khi chăm sóc người bệnh tại nhà.

Lưu ý khi sử dụng

  • Chỉ dùng khi cần hạ sốt hay giảm đau
  • Mỗi lần uống 1 đến 2 viên, chia làm 3, 4 lần / 1 ngày
  • Khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần uống thuốc Panadol là 4 giờ
  • Hạn chế dùng chất kích thích như trà, cà phê và caffeine trong khi sử dụng thuốc.

2. Paracetamol: Loại thuốc hạ sốt phổ biến khi chăm sóc người bệnh tại nhà

Paracetamol. Nguồn: Flickr

Paracetamol là một trong những loại thuốc hạ sốt phổ biến và đáng tin cậy khi bạn cần chăm sóc người bệnh tại nhà. Thuốc này giúp giảm sốt và giảm đau hiệu quả nhưng vẫn an toàn.

Paracetemol được sử dụng vô cùng phổ biến bởi loại thuốc này có giá thành tương đối rẻ, không cần kê đơn, ít tác dụng phụ và có tác dụng giảm sốt vô cùng nhanh chóng.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi
  • Chỉ dùng khi cần hạ sốt hay giảm đau
  • Mỗi lần uống một viên với hàm lượng 325 – 650mg, sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ. 
  • Nếu dùng thuốc với hàm lượng 1000mg thì thời gian giữa 2 lần dùng thuốc cách nhau 6 – 8 giờ.

3. Aspirin

Aspirin là phương thuốc hạ sốt cổ điển được sử dụng từ khá lâu trong y học. Bên cạnh việc hạ sốt, thuốc cũng có các công dụng khác như giảm đau và kháng viêm. Ngoài ra, aspirin còn được dùng trong điều trị bệnh tự miễn Kawasaki bởi khả năng hạ nhiệt, chống huyết khối và chống viêm.

Tuy nhiên, aspirin có khả năng gây nhiều tác dụng phụ nên bạn cần trao đổi với bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng trong chăm sóc người bệnh tại nhà để tránh nhiều hậu quả không đáng có.

Lưu ý khi sử dụng

Aspirin có thể gây ra một số phản ứng phụ như: 

  • Dị ứng và sốc phản vệ: phát ban, ngứa, mẩn đỏ, phồng rộp, khò khè, đau ngực, đau họng, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, sưng mặt, mũi, môi, miệng, họng.
  • Chảy máu: Nôn hoặc ho ra máu; chất nôn trông giống như bã cà phê; tiểu ra máu, phân đen, chảy máu răng lợi; chảy máu âm đạo bất thường; vết bầm tím không có nguyên nhân hoặc bầm tím to dần, hoặc chảy máu không thể cầm.
  • Tiểu sẫm màu, mệt mỏi, da hoặc mắt vàng.
  • Ù tai, giảm thính lực, mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.

Chính vì thế, cần sử dụng aspirin theo liều lượng được bác sĩ đưa ra, không dùng quá liều, không tự dùng mà chưa có chỉ định.

Aspirin. Nguồn: The Indian Practitioner

4. Efferalgan

Efferalgan là một trong những loại thuốc hạ sốt phổ biến và được nhiều người tin dùng khi cần chăm sóc người bệnh tại nhà. Với thành phần chính là paracetamol, Efferalgan giúp giảm sốt hiệu quả và giảm đau từ các triệu chứng nhiễm khuẩn và viêm nhiễm.

Điểm mạnh của Efferalgan là dễ dàng sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, với các dạng viên nén, bột sủi và siro phù hợp cho mọi đối tượng. Việc tuân thủ liều lượng và không sử dụng quá mức rất quan trọng để tránh tác động phụ.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thuốc chỉ dùng được cho trẻ em và người lớn cân nặng trên 17kg
  • Khuyến cáo chỉ dùng 1 viên sủi bọt Efferalgan mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 6 viên/ ngày.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn khi dùng thuốc.

5. Tiffy

Tiffy là thuốc hạ sốt không chứa steroid với thành phần paracetamol 500mg, clorpheniramin maleat 2mg, phenylephrin HCL 10mg. Tiffy hiện được bào chế và sử dụng ở 2 dạng: viên nén và syrup (si-rô).

Bên cạnh việc hạ sốt, Tiffy còn giúp giảm các triệu chứng cảm thông thường như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu và viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà

Bác sĩ không khuyến cáo sử dụng Tiffy cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng.
  • Người bị cường giáp, tăng huyết áp.
  • Người bệnh mạch vành.
  • Người đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng IMAO.

Đối với Tiffy dạng viên nén:

  • Liều dùng ở người lớn: 1 – 2 viên/lần uống; dùng 2 – 3 lần/ngày.
  • Liều dùng ở trẻ nhỏ: 1⁄2 viên/lần uống; dùng 2 – 3 lần/ngày.

Đối với thuốc Tiffy ở dạng sirô:

  • Người lớn: 10ml/lần uống
  • Trẻ nhỏ 1 tháng – 3 tuổi: 2,5ml – 5ml/lần uống
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 5ml/lần uống
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5 – 10ml/lần uống
  • Mỗi lần dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Sử dụng thuốc hạ sốt khi chăm sóc người bệnh tại nhà: FAQs

Nguồn: Unsplash

Thuốc hạ sốt có phải kháng sinh không?

Thuốc hạ sốt không phải là kháng sinh. Các loại thuốc hạ sốt có chức năng chính là giảm nhiệt độ cơ thể, giảm đau và ngăn chặn các biến chứng gây khó chịu có liên quan đến sốt.

Trong khi đó, kháng sinh là nhóm thuốc dùng để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Bạn không thể tự mua kháng sinh mà cần phải được kê toa chỉ định của bác sĩ, trong khi có một số loại thuốc hạ sốt như Panadol, Paracetamol có thể mua mà không cần kê toa.

Thuốc hạ sốt có gây tác dụng phụ khi được dùng để chăm sóc người bệnh tại nhà không?

Một số loại thuốc hạ sốt có thể gây tác dụng phụ như phát ban, mẩn đỏ, đau ngực, chảy máu, vàng da, v.v Vì thế, trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, người bệnh hoặc người chăm sóc cần nắm bắt kỹ tình trạng sức khoẻ người bệnh, lịch sử chữa trị, dị ứng, v.v và trao đổi với chuyên gia y tế trước khi cho bệnh nhân uống thuốc.

Đọc thêm: 

Cách chườm mát hạ sốt cho người ốm

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về năm loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay: Paracetamol, Aspirin, Panadol, Tiffy và Efferalgan. Việc chọn loại thuốc phù hợp và tuân thủ liều lượng trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà là vô cùng quan trọng.

Hãy luôn tuân theo hướng dẫn và nắm vững thông tin để đảm bảo an toàn và giúp người thân của bạn nhanh chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận