Hướng Dẫn Sử Dụng Nhiệt Kế Thuỷ Ngân Khi Chăm Sóc Người Bệnh

Một trong những thao tác quan trọng cần phải thực hiện mỗi ngày khi chăm sóc người bệnh tại nhà chính là đo nhiệt độ cơ thể.

Giữa 3 loại nhiệt kế phổ biến nhất trên thị trường hiện nay – thuỷ ngân, hồng ngoại, và điện tử – nhiệt kế thuỷ ngân vẫn luôn là lựa chọn phổ biến nhất bởi chúng dễ mua, giá thành rẻ, và có độ chính xác cao.

Bài viết này sẽ hướng dẫn chuyên sâu cách đo nhiệt độ sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân và một số điều cần lưu ý để có kết quả chính xác nhất.

Cách sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ cơ thể khi chăm sóc người bệnh

Nhiệt kế thuỷ ngân được sử dụng để chăm sóc người bệnh | Nguồn: iStock

Các bước đo nhiệt độ cơ thể khi chăm sóc người bệnh

Nhiệt kế thuỷ ngân là dụng cụ đo nhiệt độ dễ mua, giá thành rẻ, lại có thể sử dụng để đo ở nhiều vị trí khác nhau như miệng, nách, và hậu môn.Tuy nhiên, sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân đúng cách để đo nhiệt độ không phải là một chuyện đơn giản. Hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây khi chăm sóc người bệnh nhé:

Bước 1: Đưa nhiệt độ về dưới 35 độ C

Cầm thật chắc phần đuôi của nhiệt kế (phần không có đầu nhọn và được bọc kim loại). Sau đó, vẩy mạnh nhiệt kế cho đến khi phần cột thuỷ ngân chảy về vị trí dưới 35 độ C.

Lưu ý: Cầm vững nhiệt kế, tránh để dụng cụ rơi vỡ khi vẩy. Nhiệt kế thuỷ ngân, nếu rơi vỡ, sẽ tạo ra mảnh vỡ thuỷ tinh – dễ làm đứt tay, và thuỷ ngân – độc hại cho sức khoẻ nếu vô tình chạm tay vào.

Bước 2: Đặt thiết bị đúng cách

Hãy đặt nhiệt kế thủy ngân vào vị trí cần đo, rồi giữ nguyên vị trí trong khoảng 5-7 phút. Lưu ý lau khô vùng đặt nhiệt kế trước khi kẹp vào, và đảm bảo phần đầu nhọn của nhiệt kế chạm trực tiếp vào da để kết quả đo được chính xác.

Bước 3: Đọc kết quả

Sau 5 phút, có thể rút nhiệt kế ra khỏi cơ thể và đọc kết quả.

Khi nào bệnh nhân được coi là “có triệu chứng sốt”, làm thế nào khi thân nhiệt tăng cao? Tham khảo phần 2 “Những khoảng thân nhiệt cần biết khi chăm sóc người bệnh” để hiểu thêm.

Bước 4: Giữ vệ sinh và bảo quản đúng cách

Sau khi hoàn thành quá trình đo nhiệt độ, vẩy mạnh thiết bị để cột thuỷ ngân trở về vị trí dưới 35 độ C, sẵn sàng cho những lần đo tiếp theo.

Lưu ý: dùng khăn sạch, lau nhẹ nhàng thiết bị, đặc biệt là phần đầu nhọn có tiếp xúc với da để đảm bảo vệ sinh.

Nếu nhiệt kế được dùng để đo tại vùng hậu môn, hãy dùng khăn mềm có tẩm cồn y tế để tẩy trùng sạch sẽ, và đảm bảo chỉ dùng thiết bị cho phần hậu môn mà thôi. Người chăm bệnh cần phải mua nhiệt kế khác để đo nhiệt độ tại miệng và nách.

Cách đọc chỉ số trên nhiệt kế

Cách cầm nhiệt kế đọc kết quả | Nguồn: Pxfuel

Có 3 vị trí hợp lệ để đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thuỷ ngân: miệng, nách, và hậu môn. Trong đó, nách và miệng là hai vị trí được sử dụng phổ biến nhất khi chăm sóc người bệnh trưởng thành.

Với mỗi vị trí, thời gian cần chờ để cho ra kết quả chính xác sẽ khác nhau:

  • Miệng: ngậm và giữ nguyên nhiệt kế trong miệng khoảng 5 phút
  • Nách: kẹp đầu nhiệt kế vào nách, giữ nguyên vị trí, đảm bảo phần đầu không chìa ra ngoài không khí trong 5 phút
  • Hậu môn: giữ nguyên trong 3 phút

Sau khi hết thời gian chờ, rút nhiệt kế và đọc kết quả cẩn thận. Cố gắng không lắc, không rung tay để tránh làm thay đổi vị trí cột thuỷ ngân, làm giảm tính chuẩn xác của kết quả.

Muốn đọc kết quả, trước tiên, hãy đưa nhiệt kế lên vị trí cao ngang tầm mắt, tránh nhìn xuống hoặc nhìn lên vì số liệu có thể bị lệch.

Sau đó, đọc con số gần nhất với vị trí cột thuỷ ngân và đếm số vạch chia nhỏ từ con số lớn đó. Với quy ước rằng mỗi vạch chia nhỏ nhất tương ứng với 0.1 độ C, ta có thể thực hiện phép tính cơ bản để tìm ra nhiệt độ chính xác.

Ví dụ: cột thuỷ ngân dừng ở vạch thứ 3 về phía bên phải của số 37, vậy thân nhiệt hiện tại là 37 độ C, cộng với 0.1 độ C nhân 3, ta có 37.3 độ C.

Những khoảng thân nhiệt cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Sau khi có kết quả thân nhiệt người bệnh, hãy chú ý xem nhiệt độ có thuộc các khoảng dưới đây:

  • Từ 37.5 độ C – 38.5 độ C: Bệnh nhân sốt nhẹ

  • Nhiệt độ từ 38.5 độ C – 39 độ C: Bệnh nhân sốt vừa

  • Từ 39 độ C – 40 độ C: Bệnh nhân sốt cao

  • Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên: Bệnh nhân sốt rất cao

Kết quả đo thân nhiệt của 1 bệnh nhân bị sốt nhẹ (38.1 độ C) | Nguồn: Freepik

Nếu bệnh nhân có triệu chứng sốt, gia đình hoặc người chăm bệnh hãy nhanh chóng thực hiện chườm mát và sơ cứu phù hợp.

Xem thêm “Cách chườm mát hạ sốt cho người ốm” tại đây.

Bạn đang tìm kiếm thông tin về cách chăm sóc người bệnh tại nhà? Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về chăm sóc sức khoẻ tại gia nhé.

Bạn và gia đình cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cá nhân? Liên hệ chúng tôi qua hotline 0938 999 247 hoặc Zalo để được tư vấn chuyên sâu nhé.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết khác

Thực phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc Alzheimer
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 14 Dưỡng Chất Thiết Yếu Phòng Ngừa Bệnh Alzheimer
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Chăm Sóc Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não: Vì Sao Không Nên Tắm Đêm?
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình Tốt Hơn Với 6 Cách Phòng Tránh Bệnh Bạch Hầu Hiệu Quả
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Hướng dẫn sử dụng nhiệt kế thủy ngân tại nhà […]