Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 34
- 30.842
Bệnh xơ cứng động mạch là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng phổ biến trên toàn cầu và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là nhóm người cao tuổi. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về bệnh xơ cứng động mạch ở người già một cách dễ hiểu, từ nguyên nhân đến cách mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hiểu rõ về tình trạng này giúp gia đình có cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả hơn.
Hệ thống động mạch – nơi được xem là con đường dẫn máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể, về cơ bản sẽ có độ đàn hồi và căng dãn tốt. Nhưng theo thời gian, nhất là dưới sự tác động của các vấn đề sức khỏe tuổi già, cấu trúc trong động mạch dần trở nên cứng hơn, tình trạng này được gọi chung là “xơ cứng động mạch”.
Bên cạnh đó, xơ cứng động mạch không chỉ là một vấn đề cục bộ tại một vị trí mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cung cấp máu của cơ thể. Các mảng xơ này không chỉ làm giảm đường kính của mạch máu mà còn làm hạn chế hoặc ngăn chặn hoàn toàn sự lưu thông máu, khiến các bộ phận của cơ thể không nhận đủ lượng máu và dưỡng chất cần thiết, từ đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người già.
Xơ vữa động mạch là một dạng đặc biệt của xơ cứng động mạch, mà trong đó sự cứng và đặc của động mạch xảy ra khi các mảng chất béo, cholesterol và tạp chất khác tích tụ trên thành mạch, tạo nên những cấu trúc gọi là “mảng xơ”. Các mảng xơ vữa này bám trên thành động mạch có thể làm hẹp lòng mạch, cản trở sự lưu thông máu, hoặc chúng cũng có thể bong ra và hình thành cục máu đông.
Điều đáng mừng là xơ vữa động mạch có thể điều trị được, và việc áp dụng một lối sống lành mạnh khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Những tiểu động mạch là nơi nối giữa các động mạch lớn hơn với mao mạch, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và mức độ di chuyển của máu trong cơ thể. Xơ cứng tiểu động mạch là loại xơ cứng thường gặp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh huyết áp hoặc tiểu đường, và có những dạng sau:
Khi dòng máu chảy qua mạch với áp suất cao làm các protein trôi nổi trong máu dính vào thành mạch máu, về lâu dài, các mảng bám này sẽ trở nên cứng và dày lên.
Khi nội mạc mạch máu phải tiếp xúc với lượng đường trong máu cao thời gian dài sẽ bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến màng đáy mạch máu, từ đó dẫn đến xơ cứng tiểu động mạch.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bệnh có huyết áp rất cao, lúc này để thích nghi với tình trạng tăng huyết áp, các mạch máu sẽ tăng sinh lớp cơ trơn và màng đáy, làm mạch máu cứng và mạnh hơn.
Đây là loại xơ cứng động mạch hiếm gặp, còn được gọi là xơ cứng vôi hóa áo giữa. Bệnh hình thành do sự tích tụ các tinh thể calcium ở lớp áo giữa của động mạch, khiến mạch máu trở nên cứng hơn nhưng không ảnh hưởng đến đường kính lòng mạch nên lưu lượng máu không bị ảnh hưởng. Do đó, thông thường bệnh này không có triệu chứng rõ rệt, khó để nhận biết khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Theo nghiên cứu, những người trên 65 tuổi mạch máu thường bị vôi hóa ở mức độ nhất định. Tỷ lệ mắc bệnh này sẽ cao hơn khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận, chứng thừa vitamin D và canxi.
Xơ cứng động mạch là một tình trạng phức tạp. Các yếu tố nguy cơ gây xơ cứng động mạch có thể khác nhau tùy theo loại bệnh, thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố như:
Các thói quen không lành mạnh như ăn uống giàu chất béo, đường và muối, thiếu chất xơ, thiếu vận động và thói quen hút thuốc lá,… có thể dẫn đến sự tích tụ của mỡ và các chất khác trong động mạch, gây ra việc hình thành các mảng xơ.
Nếu có người trong gia đình mắc bệnh xơ cứng động mạch, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.
Càng lớn tuổi, cơ thể càng dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tuổi già gây ra bệnh xơ cứng động mạch.
Các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn tính góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch ở người già.
Việc hiểu và nhận biết các yếu tố rủi ro này có thể giúp gia đình thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch.
Bệnh xơ cứng động mạch thường là một tình trạng khá âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu, chỉ khi cơ thể bắt đầu phản ứng với sự suy giảm của lưu lượng máu và dưỡng chất đến các khu vực quan trọng sẽ gây các triệu chứng điển hình như:
Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh xơ cứng động mạch, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh động mạch chủ là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong đó, xơ cứng động mạch là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến áp lực ở động mạch chủ và khiến nó to ra (phình động mạch chủ), rách (bóc tách động mạch chủ) hoặc thậm chí vỡ động mạch chủ. Đồng thời, mảng xơ cứng có thể khiến lưu lượng máu qua động mạch chủ giảm đi khi có tắc nghẽn và có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh động mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải máu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám xơ vữa động mạch, khiến chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch máu, gây khó khăn cho việc máu lưu thông qua động mạch vành, có thể gây ra triệu chứng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, bệnh mạch vành theo thời gian sẽ làm cho cơ tim phải làm việc mạnh hơn, từ đó có thể dẫn đến suy tim và các vấn đề về nhịp tim. Đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh lý này giúp trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm các triệu chứng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả hơn.
Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 02 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ. Chức năng của động mạch cảnh là cung cấp máu cho não. Khi động mạch cảnh trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn bởi chứng xơ cứng động mạch thì được gọi là bệnh động mạch cảnh.
Theo nghiên cứu, chỉ 1% người lớn từ 50 đến 59 bị hẹp động mạch cảnh, nhưng có đến 10% người lớn từ 80 đến 89 gặp biến chứng này.
Khi mảng xơ vữa đủ to, nó sẽ làm giảm lượng máu đi qua động mạch cảnh lên não. Do đó, bệnh động mạch cảnh là một vấn đề nghiệm trọng đối với sức khỏe người già vì nó có thể gây ra đột quỵ.
Là một biến chứng của bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi các mảng xơ vữa và huyết khối hình thành gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới việc cấp máu cho các chi và vùng đầu.
Bệnh tuy không bao gồm các tổn thương ở động mạch tim và mạch máu não nhưng những người bị bệnh mạch ngoại vi lại có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc bệnh động mạch ngoại vi, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt mà đến khi tình trạng bệnh nặng mới phát hiện.
Theo nghiên cứu, xơ vữa động mạch diễn ra tại các tiểu động mạch thận qua thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch thận, từ đó dẫn đến suy thận mạn tính. Căn bệnh này thường có những triệu chứng như: ăn mất ngon, khó tập trung, sưng tay và phù chân.
Đột quỵ có thể xảy ra khi mảng xơ vữa ở động mạch cảnh và động mạch trong sọ suy yếu và nứt vỡ. Mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn lòng động mạch, dẫn đến việc không cung cấp đủ máu và oxy cho các tế bào não, khiến các tế bào não chết đi và tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh. Vì thế, người chăm sóc và gia đình người mắc xơ vữa động mạch cần hết sức cảnh giác trước những dấu hiệu nguy cơ dẫn đến đột quỵ của bệnh nhân khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh xơ cứng động mạch có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trong cơ thể. Với sự tác động của xơ vữa qua thời gian, động mạch có thể bị phình to, rồi vỡ ra, dẫn đến chảy máu trong, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch rất quan trọng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và có thể thực hiện thông qua một số biện pháp đơn giản sau:
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, chất béo không bão hòa và chất bổ dưỡng từ rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá, gia cầm,…
Hãy vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì tập đều đặn 5 ngày mỗi tuần.
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì và đang mắc xơ cứng động mạch, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tim mạch như xơ cứng động mạch.
Việc kiểm soát huyết áp và đường huyết giúp phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể gây ra bệnh xơ cứng động mạch.
Đọc thêm:
Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch, nhưng thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của bệnh đối với cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] có lợi, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa trong mạch máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Những lợi ích này trực tiếp hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và góp phần […]