Người Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Những Loại Thực Phẩm Nào?

Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp họ kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình cũng như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày tốt hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những thực phẩm phù hợp và những loại thực phẩm cần tránh cho những người đang phải đối mặt với căn bệnh này. Cùng WeCare 247 tìm hiểu nhé!
Người Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Những Loại Thực Phẩm Nào?
Nguồn ảnh: Freepik

Tiểu Đường Là Gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh lý liên quan đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể và rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Cụ thể, nồng độ insulin trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường không được duy trì, sản xuất hoặc sử dụng một cách hiệu quả, dẫn đến tăng lượng đường trong máu.  Tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể và trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và có chế độ ăn uống khoa học, đúng cách là vô cùng cần thiết.

Một Số Nguyên Tắc Ăn Uống Đối Với Người Bị Tiểu Đường

Một Số Nguyên Tắc Ăn Uống Đối Với Người Bị Tiểu Đường
Bác sĩ lấy máu cho người bệnh tiểu đường I Ảnh: Freepik
Người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì mức đường huyết ổn định. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản:

Nguyên Tắc 1: Hạn Chế Thực Phẩm Nhiều Đường

Hãy hạn chế hoặc tránh những thực phẩm giàu đường và chất béo để duy trì mức đường huyết ổn định và giảm rủi ro về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường

Nguyên Tắc 2: Tái Khám Bệnh Định Kỳ

Thường xuyên tái khám định kỳ với chuyên gia y tế tại bệnh viện để có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, hiệu quả.

Nguyên Tắc 3: Duy Trì Mức Cân Nặng

Duy trì cân nặng ổn định là một phần quan trọng để kiểm soát tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cần lên kế hoạch tập luyện đều đặn để hỗ trợ quá trình duy trì cân nặng cũng như tăng cường sức khỏe.

Nguyên Tắc 4: Đo Đường Huyết Thường Xuyên

Sử dụng máy đo đường huyết theo dõi mức đường trong máu để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và hiệu quả.

Những Thực Phẩm Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn 

1. Thịt & Cá

Thịt, cá là nguồn cung cấp protein tác động tốt đến sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết.  Tuy nhiên, cần lọc da và mỡ béo ở thịt và cá, chỉ ăn phần nạc của thịt để có thể kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Khuyến khích chế biến hấp, luộc, áp chảo để hạn chế tối đa dầu mỡ tiết ra.
Những Thực Phẩm Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn
Thịt và cá sử dụng cho người bệnh tiểu đường cần lọc bỏ da và mỡ, chỉ nên ăn phần thịt nạc I Ảnh: Freepik

2. Thực Phẩm Giàu Chất Béo Không Bão Hoà

Nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hoà như mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ chiên rán, v.v. chính là những thực phẩm mà người tiểu đường nên hạn chế. Việc sử dụng quá nhiều những món ăn này không chỉ gây biến chứng tiểu đường mà còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, dạ dày, gan, và gây thừa cân béo phì Tuy nhiên, không phải tất cả chất béo đều có hại. Một số chất béo không bão hòa từ dầu olive, cây lanh, dầu đậu nành, vừng,… là những loại chất béo có lợi cho người bệnh. Nhóm chất béo tốt này giúp cải thiện khả năng sản xuất và sử dụng insulin, làm giảm đường huyết và hỗ trợ quá trình giảm cân. Hãy phân biệt đúng loại chất béo trong thực phẩm để lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường đúng cách nhé.

3. Rau Củ

thực đơn cho người bệnh tiểu đường
Ảnh: Freepik
Rau củ đa màu sắc không chỉ là nguồn chất xơ, vitamin, và khoáng chất phong phú, mà còn có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong cơ thể hiệu quả. Người bị tiểu đường cần đa dạng hóa chế độ ăn uống với các loại rau xanh và củ có màu sắc khác nhau để đảm bảo bạn nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

4. Trái Cây 

Người bệnh được khuyến khích bổ sung trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không nên dùng các loại quả chín ngọt nhiều đường như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…hoặc chế biến kèm các chất tạo ngọt khác như kem, sữa đặc, sirup,.. để tránh biến chứng tiểu đường.

Những Thực Phẩm Không Dành Cho Người Bị Tiểu Đường

1. Đồ Ngọt

chăm sóc sức khỏe tại nhà
Ảnh: Freepik
Những thức uống có đường và các loại bánh kẹo là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết. Ngoài ra, nước ngọt và bánh kẹo không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát. Thay vì sử dụng đường tinh luyện trong mỗi bữa ăn hoặc thức uống thì người bị tiểu đường nên thay thế bằng loại đường ăn kiêng. 

2. Đồ Ăn Nhanh

Thức ăn nhanh thường chứa lượng chất béo bão hoà cao, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.  Ngoài ra, việc bổ sung dư lượng chất béo không lành mạnh và đường huyết tăng đột ngột có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác về lâu dài cho hệ tim mạch và tiêu hoá.

3. Gạo Trắng

Những Thực Phẩm Không Dành Cho Người Bị Tiểu Đường
Ảnh: Freepik
Gạo trắng được coi là tinh bột rỗng vì khi chế biến đã loại bỏ cám và mầm. Khi tiêu thụ, gạo trắng nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, làm tăng chỉ số đường huyết. Chúng ta có thể thay thế gạo trắng bằng các loại tinh bột tốt như gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt để giữ cho mức đường trong máu ổn định. Xem thêm: Xây Dựng Thực Đơn Cho Người Bệnh Tiểu Đường: Nên Ăn Gì Thay Cơm Cho Đủ Chất?

4. Trái Cây Sấy Khô

Trái cây sấy khô thường chứa lượng đường rất cao. Người bị tiểu đường nên chọn các loại trái cây tươi, nguyên chất và hạn chế việc sử dụng trái cây sấy để tránh việc tăng đường huyết quá độ và dễ mắc các biến chứng tiểu đường có hại đến sức khỏe.
Những Thực Phẩm Không Dành Cho Người Bị Tiểu Đường
Nguồn: Flickr
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những nguyên tắc ăn uống cũng như những loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn và cần kiêng. Việc chọn lựa và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp họ kiểm soát bệnh tốt hơn khi chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà tại:
  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Tăng Cường Sức Khoẻ Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Tăng Cường Sức Khỏe Gia Đình Từ Xây Dựng Khẩu Phần Ăn Hợp Lý
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Ốm Trong Mùa Đông?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vai Trò Của Canxi - Thiếu Canxi Sẽ Gây Hậu Quả Gì?
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,… […]

[…] từ 0 đến 100, với giá trị cao cho thấy khả năng gia tăng đường huyết ở thực phẩm này và ngược lại. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân loại thành ba nhóm chỉ […]

[…] lý liên quan đến sự tăng đường huyết do khiếm khuyết trong việc tiết insulin. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát, bao […]

[…] khỏe cá nhân: 5 tác hại nguy hiểm từ béo phì và cách phòng ngừa >>> Người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào? >>> Xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì thay cơm […]