Thế Nào Là Tụt Huyết Áp? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Thường Gặp

Tụt huyết áp – Căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra với bất kỳ ai và thường đi kèm với những dấu hiệu như chóng mặt, choáng,…gây khó chịu cho người bệnh. Bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu thường thấy ở căn bệnh này chưa? Hãy cùng WeCare 247 tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây cùng lời khuyên từ chuyên gia khi tự chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà nhé.

Huyết Áp Thấp Là Gì?

Huyết Áp Thấp Là Gì?
Đo huyết áp cho người bệnh I Nguồn: Freepik
Tụt huyết áp (Hay còn gọi Hạ huyết áp hoặc Huyết áp thấp) là tình trạng khi áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch ở cơ thể giảm xuống mức thấp hơn bình thường dẫn đến sự thiếu máu và dưỡng chất đến các cơ quan và mô gây ra các tình trạng chóng mặt, khó chịu,… Nói một cách dễ hiểu, người bị hạ huyết áp thì chỉ số huyết áp toàn thân trên máy đo sẽ giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg. Còn đối với người bình thường, khỏe mạnh thì chỉ số sẽ dưới 120/80 mmHg. >>> Xem thêm về các chỉ số sinh tồn cần biết khi chăm sóc sức khoẻ cá nhân tại nhàcách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp.

Các Dạng Tụt Huyết Áp Phổ Biến

Tình trạng huyết áp thấp có thể được chia thành các dạng sau: 
  • Tụt Huyết Áp Khi Đứng

Các Dạng Tụt Huyết Áp Phổ Biến
Ảnh: Freepik
Tình trạng tụt huyết áp có thể xảy ra khi chuyển đổi từ ngồi hoặc nằm sang đứng đột ngột. Dấu hiệu thường gặp của hạ huyết áp khi này là chóng mặt, choáng váng nhẹ. Đây là một dạng tụt huyết áp khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi.  Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên như nằm trên giường một khoảng thời gian, mang thai, tiểu đường, bệnh Parkinson…
  • Tụt Huyết Áp Sau Khi Ăn

Các Dạng Tụt Huyết Áp Phổ Biến
Ảnh: Freepik
Triệu chứng này thường xảy ra từ 1-2 giờ sau khi ăn và phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh tự chủ như bệnh Parkinson. Khi tiêu hóa thức ăn, một lượng lớn máu sẽ chảy đến hệ tiêu hóa để thực hiện quá trình xử lý thức ăn và chuyển hoá dinh dưỡng. Để duy trì huyết áp ổn định trong suốt quá trình này, nhịp tim sẽ tăng và các mạch máu sẽ co lại. Bất kỳ sự cố nào diễn ra trong suốt chu trình trên đều sẽ gây nên tình trạng tụt huyết áp.
  • Tụt Huyết Áp Qua Trung Gian Thần Kinh

Chăm sóc sức khỏe cá nhân
Ảnh: Freepik
Trái với suy nghĩ của nhiều người, hạ huyết áp có thể diễn ra ở thanh thiếu niên và trẻ em nếu cơ thể trải qua một trong các tình huống sau:
  • Đang ở trong phòng lạnh một thời gian dài, đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức khiến mạch máu giãn nở quá nhanh và hạ huyết áp đột ngột.
  • Có phản ứng cảm xúc quá mạnh mẽ (giật mình, sợ hãi, sốc…)

Một Số Dấu Hiệu Tụt Huyết Áp Phổ Biến

Nhận biết được các triệu chứng của hạ huyết áp là vô cùng quan trọng để có thể giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả.  Các triệu chứng của tụt huyết áp phổ biến bao gồm:
  • Cảm giác buồn nôn, dễ nôn mửa

  • Da xanh xao, nhợt nhạt

  • Tim đập nhanh dẫn đến khó thở, mệt mỏi, cảm giác đánh trống ngực

  • Thường xuyên thấy yếu sức, chân tay bủn rủn

  • Ngất xỉu hoặc suýt ngất

  • Đau đầu, hoa mắt

Cần Làm Gì Khi Bị Tụt Huyết Áp?

Nếu Triệu Chứng Nhẹ

Khi phát hiện bị hạ huyết áp, nếu vẫn còn khả năng vận động nhẹ và chăm sóc bản thân thì người bệnh có thể:
  • Ăn chocolate

  • Uống trà gừng, nước sâm, cà phê, hoặc uống nhiều nước lọc

  • Ngồi, hoặc nếu có điều kiện thì nằm nghỉ (kê chân cao hơn so với vị trí đầu)

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)

  • Sau khi nằm/ ngồi nghỉ và cảm thấy đã cải thiện, hãy từ từ ngồi thẳng dậy

Nếu Tình Trạng Vẫn Tiếp Diễn hoặc Trở Nặng

Hãy ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.

Nếu Bệnh Nhân Có Triệu Chứng Nguy Hiểm

Nếu người bệnh có biểu hiện những triệu chứng nguy hiểm như môi nhợt nhạt, khó thở, tim đập quá nhanh, mạch yếu, lạnh người, run rẩy, ngất xỉu, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để cấp cứu.

Phòng Ngừa Tụt Huyết Áp – Một Số Lời Khuyên từ Chuyên Gia

Phòng Ngừa Tụt Huyết Áp - Một Số Lời Khuyên từ Chuyên Gia
Ảnh: Freepik
Để phòng ngừa và điều trị triệu chứng tụt huyết áp, việc duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Hãy ăn uống điều độ, tập thể dục đều đặn, giữ cho cơ thể luôn được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng khi chăm sóc sức khỏe cá nhân. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử bệnh hoặc gặp các vấn đề tim mạch, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn nữa.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà tại:
  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: https://www.facebook.com/WeCare247VN

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM và Columbia Asia Việt Nam.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt & Không Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Thế nào là tụt huyết áp? Nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp […]

[…] tim mạch: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não,… khiến người cao tuổi cảm thấy chóng […]

[…] Thế Nào Là Tụt Huyết Áp? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Thường Gặp […]