Top 5 Món Ăn Cần Hạn Chế Trong Khẩu Phần Để Chăm Sóc Bệnh Nhân Gout Hiệu Quả

Đối với những người bị gout, việc biết rõ về những món ăn nên tránh là chìa khóa quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các món ăn cần hạn chế hoặc tránh khi mắc bệnh gút để cùng nhau xây dựng một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hiệu quả.

Top thực phẩm cần tránh khi lên thực đơn chăm sóc bệnh nhân gout

Thịt đỏ

Nguồn: Pickpik

Thịt đỏ (như bò, heo, dê…) là nguồn chất dinh dưỡng quan trọng, cung cấp protein, vitamin E, B6, B12 hàm lượng cao. Tuy nhiên, các món chế biến từ thịt đỏ khi trải qua quá trình tiêu hóa có thể tạo ra axit uric trong máu, gây bệnh gout.

Chính vì thế, khi thiết kế thực đơn chăm sóc bệnh nhân bị gout tại nhà, điều tốt nhất vẫn là duy trì mức tiêu thụ thịt đỏ ổn định, không nên vượt quá 2 lần/tuần và không quá 100gr/ngày. Hãy chế biến thịt đỏ bằng cách luộc, kho hay hấp thay vì nướng, chiên, xào.

Nội tạng động vật

Nội tạng của động vật, bao gồm gan, thận, tim, bao tử và óc, đều là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol và các khoáng chất như sắt, kẽm, selen. 

Tuy nhiên, đối với người bị bệnh gout, việc chăm sóc bệnh nhân đòi hỏi sự cẩn trọng khi ăn các loại nội tạng này, bởi chúng chứa nhiều purin, một loại chất có thể tăng nồng độ acid uric trong máu, gây trầm trọng hóa các triệu chứng của bệnh gout như sưng và đau.

Khi chăm sóc bệnh nhân gout, người nuôi bệnh cần biết kiểm soát chế độ ăn uống của bệnh nhân để hạn chế các tác động tiêu cực từ việc tiêu thụ nội tạng động vật.

Hải sản

Nguồn: Pexels

Hải sản chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và purin, khá cao. Đây là hai hợp chất khi tiêu hoá trong cơ thể có khả năng tạo ra axit uric, kích thích sự phát triển các triệu chứng của bệnh gout.

Theo các chuyên gia, người bị bệnh gout có thể ăn hải sản bởi thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, song không nên vượt quá 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng purin tiêu thụ dưới 100 mg purin/ ngày.

>>> Đọc thêm: Những thực phẩm tốt cho xương khớp người lớn tuổi

Các loại rau có hàm lượng purin cao phù hợp chăm sóc bệnh nhân Gout

Nguồn: Pxhere

Những loại rau có hàm lượng purin cao cần hạn chế khi thiết kế thực đơn chăm sóc bệnh nhân bị gout bao gồm:

  • Măng tây

  • Rau dền

  • Giá đỗ

  • Rau muống

  • Rau dọc mùng

  • Rau mầm

Người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh bởi nhóm thực phẩm này bổ sung chất xơ và khoáng chất, thúc đẩy quá trình tiêu hoá và chuyển hoá dinh dưỡng trong cơ thể, song, nên hạn chế những loại rau như trên. Người bệnh có thể tiêu thụ bình thường những loại rau ít purin khác như củ cải, dưa chuột, cần tây, v.v.

Rượu và bia

Nguồn: Pexels

Theo nghiên cứu, bia chứa nhiều nấm men kích thích quá trình tạo ra axit uric gây đau xương khớp. Trong khi đó, rượu làm suy giảm chức năng của gan thận, gây mất cân bằng chuyển hoá axit uric, từ đó khiến các triệu chứng của gout ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc bệnh nhân gout nên lưu ý gì trong chế độ ăn hàng ngày?

Người bị gout nên tuân thủ những lưu ý sau đây khi thiết kế thực đơn hàng ngày:

  • Tiêu thụ thực phẩm nhiều đạm (protein) với mức độ vừa phải, không ăn quá 100g đạm/ ngày.

  • Ưu tiên dùng thịt trắng thay thịt đỏ.

  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình đào thải axit uric.

  • Bổ sung đủ 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.

  • Thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật.

  • Chế biến món ăn bằng phương pháp hấp, luộc, nấu, thay chiên, xào.

Đặc biệt, tinh bột giàu carbohydrate là nguồn cung cấp purin an toàn, vừa phải nên người bị gout có thể ăn bình thường, không cần kiêng.

>>> Đọc thêm: Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý?

Nguồn: WeCare 247

Trên đây là một số lưu ý khi thiết kế thực đơn chăm sóc bệnh nhân bị gout tại nhà. Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ.

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết khác

Dịch vụ bác sĩ gia đình
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 8 Phương Pháp Phòng Ngừa Suy Hô Hấp
5 kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 5 Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Cần Thiết
Cách chăm sóc người bệnh suy thận mạn tại nhà
7 Lưu Ý Quan Trọng Trong Cách Chăm Sóc Người Bệnh Suy Thận Mạn Tại Nhà
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận