5 Tips Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Để Lão Hoá Khỏe Mạnh

Với sự phát triển của y học hiện đại, tuổi thọ của con người càng dài hơn, nhưng không đồng nghĩa với chất lượng sống tuổi xế chiều tốt hơn. Khi chúng ta già đi, cả tâm trí và cơ thể đều sẽ thay đổi theo. Việc áp dụng đúng cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và một lối sống lành mạnh có thể giúp người già đương đầu với những thay đổi đó và lão hóa khỏe mạnh hơn để tận hưởng mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa.

Cùng WeCare 247 tìm hiểu bí quyết lão hóa khỏe mạnh từ chuyên gia qua bài viết dưới đây.

Những thách thức mà người cao tuổi phải đối mặt khi lão hóa

Về mặt sinh học, sự lão hóa chính là kết quả của quá trình tích tụ các tổn thương tế bào theo thời gian, dẫn đến suy giảm dần năng lực thể chất và tinh thần.

Quá trình lão hóa sẽ biểu hiện rõ nhất từ 60 tuổi trở đi. Tuy nhiên, quá trình lão hóa ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Bên cạnh đó, người cao tuổi có thể thấy khó khăn khi đối phó với một số thay đổi trong cuộc sống khi già đi và cảm thấy đó là những thách thức phải đối mặt:

  • Các mối quan hệ và vấn đề gia đình
  • Sự cô đơn và cảm giác bị cô lập
  • Cuộc sống có nhiều thay đổi ví dụ như nghỉ hưu
  • Suy giảm trí nhớ
  • Vấn đề về sức khỏe tuổi già

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: 5 lời khuyên lão hóa khỏe mạnh từ chuyên gia

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, lão hóa khỏe mạnh chính là quá trình con người già đi theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn có khả năng giữ được trạng thái hạnh phúc, vui vẻ, đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản, duy trì quan hệ và đóng góp tích cực cho xã hội.

Dưới đây là cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp họ lão hóa khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

1. Lựa chọn lối sống lành mạnh

1.1. Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để chăm sóc người già

Một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi lên thực đơn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, cần lưu ý rằng họ cần lượng calo ít hơn nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm:

  • Rau củ quả: nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Thực phẩm giàu protein: như thịt nạc, cá, trứng, đậu, và các sản phẩm từ sữa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: chẳng hạn như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…
  • Chất béo lành mạnh: từ nguồn thực phẩm như dầu ô liu, bơ và các loại hạt.
  • Uống đủ nước: nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa, hỗ trợ chức năng tiêu hóa và tuần hoàn.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn như trên có thể giúp kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa bệnh lý do sức khỏe tuổi già như tim mạch, ung thư, bệnh Parkinson và Alzheimer.

1.2 Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện. Người cao tuổi nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm và duy trì thói quen ngủ đều đặn. Nếu người già bị mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ, người nhà có thể áp dụng những phương pháp sau để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Giữ ánh sáng phù hợp trong phòng ngủ.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 2 giờ.
  • Tránh uống các thức uống gây kích thích như caffein hoặc rượu vào buổi tối.
  • Không nên ngủ trưa quá 20 phút.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc có thể gây mất ngủ.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

1.3 Hạn chế rượu, bia, hút thuốc

Khuyên nhủ người cao tuổi ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu và giảm tiêu thụ đồ uống có đường là những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Những thói quen xấu này có thể gây hại cho sức khỏe người già và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng do lão hóa.

2. Khuyến khích người cao tuổi duy trì hoạt động thể chất nhiều nhất có thể

2.1 Hoạt động thể chất đa dạng

Hãy duy trì hoạt động thể chất đều đặn để cải thiện sức khỏe tim mạch, giữ cân nặng ở mức hợp lý và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Người cao tuổi nên thực hiện đa dạng các bài tập nhẹ nhàng như:

  • Đi bộ: Tăng cường sức khỏe tim mạch và phổi.
  • Yoga: Cải thiện sự linh hoạt và cân bằng.
  • Thể dục dưỡng sinh: Giúp thư giãn tinh thần và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

2.2 Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp

Mỗi người cao tuổi có sức chịu đựng cường độ vận động khác nhau, vì thế họ nên lựa chọn môn thể thao và mức độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Không nhất thiết phải tập luyện căng thẳng vất vả mới đạt được kết quả, mà khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần khéo léo kết hợp vận động vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Nhìn chung, người cao tuổi càng tích cực hoạt động thể chất, hiệu quả chống lại tác hại lão hóa càng lớn.

Đọc thêm: 6 Môn Thể Thao Phù Hợp Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp

3. Chăm sóc tâm lý – Yếu tố quan trọng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo nhiều khảo sát từ chuyên gia, cảm giác bị bỏ rơi và cô đơn khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn khi làm các công việc hằng ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người lớn tuổi cô đơn thường có mức độ hormone căng thẳng cao hơn và gặp nhiều vấn đề sức khỏe tuổi già hơn người không cô đơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người chăm sóc và gia đình cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe tâm lý người già. Hãy trò chuyện với họ nhiều hơn, thể hiện sự quan tâm chân thành, ân cần trong cách chăm sóc, khuyến khích họ giữ các mối quan hệ xã hội, tham gia hoạt động giải trí và làm những việc yêu thích. Điều này giúp người cao tuổi cảm thấy hạnh phúc hơn và cải thiện khả năng tư duy.

4. Giúp người cao tuổi luôn có cái nhìn tích cực về cuộc sống

Hãy ưu tiên sức khỏe tinh thần khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bởi giúp người cao tuổi chọn cách sống lạc quan là lựa chọn con đường lão hóa khỏe mạnh. Những điều người cao tuổi nên làm để sống lạc quan bao gồm:

  • Hãy cười nhiều hơn, vì nụ cười giúp giảm căng thẳng.
  • Định hướng suy nghĩ đến những điều tích cực.
  • Viết nhật ký về lòng biết ơn.
  • Làm những điều tốt cho người khác.
  • Chấp nhận những điều không thể thay đổi.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

5. Thăm khám sức khỏe thường xuyên

5.1 Khám sức khỏe định kỳ

Không chỉ người có tuổi, mà tất cả mọi người đều nên đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra sức khỏe khi cần. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi kịp thời.

Các hạng mục kiểm tra sức khỏe người cao tuổi cần có bao gồm kiểm tra huyết áp, cholesterol, đường huyết và các xét nghiệm cần thiết khác.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

5.2 Kiểm tra các bệnh lý mạn tính

Người cao tuổi thường đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính liên quan đến sức khỏe người già như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và viêm khớp. Nếu người cao tuổi đang mắc các bệnh trên thì cần theo dõi và điều trị nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

5.3 Tầm soát ung thư

Người cao tuổi nên tầm soát ung thư vì việc phát hiện sớm có thể làm tăng khả năng chữa trị thành công và kéo dài tuổi thọ. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch suy yếu và nguy cơ mắc ung thư tăng cao. Tầm soát định kỳ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa có triệu chứng rõ rệt, dễ điều trị, cũng như thuận lợi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hơn.

Đọc thêm:

Lão hóa không có nghĩa là phải sống trong tình trạng sức khỏe kém. Bằng cách áp dụng những bí quyết trên, người cao tuổi có thể duy trì sức khỏe, tinh thần lạc quan và sống một cuộc sống chất lượng hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

Những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày và cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có thể tạo ra những tác động lớn, giúp người cao tuổi tận hưởng tuổi già một cách khỏe mạnh và hạnh phúc.

Để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích và kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn đọc hãy nhấn theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247!

Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Trang tin Sức Khỏe Healthhub.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

wecare247
CHĂM SÓC VIÊN WECARE SẴN SÀNG HỖ TRỢ BỆNH NHÂN DỊP TẾT 2025
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Phụ Nữ Trong Độ Tuổi 20-30 Nên Ăn Chuối?
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Cách Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Loại Thuốc Kháng Sinh Phổ Biến Bạn Nên Biết
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với 5 Bí Quyết Giúp Lão Hóa Khỏe Mạnh […]

bilibili video downloader

Your blog is a constant source of inspiration for me. Your passion for your subject matter is palpable, and it’s clear that you pour your heart and soul into every post. Keep up the incredible work!

[…] người già sẽ nặng nề hơn khi kèm theo những yếu tố nguy cơ của quá trình lão hóa, làm cho bệnh khó kiểm soát và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm […]

[…] cao tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường do nhiều yếu tố liên quan đến quá trình lão hóa. Một trong những nguyên nhân chính là sự suy giảm chức năng của các tế bào […]