Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 0
- 28.168
Một thực đơn cho người bệnh hoàn hảo với chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân bị gout. Thói quen ăn uống đúng cách có thể giúp bệnh suy giảm và ngược lại.
Trong bài viết này, cùng chúng tôi nghiên cứu những thực phẩm cần có trong thực đơn cho người bệnh gout và những nguyên tắc cần biết khi thiết kế khẩu phần cho họ.
Protein có trong các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể một cách tự nhiên, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh gout và ngăn cản quá trình diễn tiến nặng của bệnh.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất, khi lên thực đơn cho người bệnh, cần nên uống sữa tách béo hoặc sữa chua ít đường ít béo để vừa ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout, vừa duy trì cân nặng và nồng độ đường huyết ở mức lành mạnh.
>>> Tìm hiểu thêm về chế độ ăn của người bị rối loạn chuyển hoá đường tại đây.
Đậu phụ là thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn cho người bệnh để giúp kiềm hãm sự phát triển của bệnh. Với hàm lượng đạm, chất xơ và khoáng chất cao cùng nồng độ cholesterol bằng 0, đây là món ăn hoàn hảo cho người bệnh gout nói riêng và người gặp rối loạn chuyển hoá hoặc thừa cân, béo phì nói chung.
Hãy bổ sung protein thực vật từ đậu phụ vào chế độ ăn của bệnh nhân để ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout và duy trì sức khoẻ.
Người bệnh gout nên tiêu thụ tối thiểu 500mg vitamin C hàng ngày để giảm tần suất bùng phát các triệu chứng của bệnh. Với khả năng loại bỏ axit uric, vitamin C là chất dinh dưỡng hỗ trợ đắc lực trong quá trình chữa trị và ngăn ngừa bùng phát gout.
Tuy nhiên, gia đình và người nuôi bệnh hãy lưu ý như sau khi lập thực đơn cho người bệnh: chỉ chọn trái cây có vị chua nhẹ, mọng nước, không chọn loại có nhiều fructose như bưởi, dứa, táo vì đường tự nhiên fructose có thể gây tác động trái ngược – làm tăng axit uric trong máu.
Thật không khó để tìm mua thực phẩm chức năng cung cấp vitamin C trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, hãy lưu ý: chỉ dùng những sản phẩm uy tín, có kiểm định, và tốt nhất là được bác sĩ kê đơn chỉ định.
Purin – chất gây gout – có rất ít trong các món thịt trắng như thịt gà, thịt ngan, thịt vịt, v.v. Theo các chuyên gia, thịt trắng có tác dụng chống lại quá trình kết tủa axit uric, giúp hạn chế tình trạng ứng đọng lâu dài của hợp chất này trong thành dạ dày và các cơ quan trong cơ thể, từ đó hạn chế sự phát triển của gout.
Nên đưa thị trăng vào thực đơn cho người bệnh khoảng 110-170g thịt trắng mỗi ngày, không nhiều hơn, không ít hơn, để cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể nhưng không gây thừa cân, béo phì.
Trứng là thực phẩm cần có trong thực đơn cho người bệnh bởi tác dụng đa chiều của nó trong việc kìm hãm bệnh. Với hàm lượng gần 100mg choline, trứng giúp bảo vệ màng tế bào, duy trì quá trình dẫn truyền thần kinh, giảm đau và viêm khớp. Đồng thời, thực phẩm này còn chứa omega-3 giúp giảm đau, cứng, viêm khớp.
Đặc biệt, trứng giàu protein nhưng ít purin vì thế mà hoàn toàn không kích thích phát triển triệu chứng của gout. Bệnh nhân có thể ăn trứng nhưng với tần suất không quá 7 quả/ tuần.
>>> Đọc thêm: Những Thực Phẩm Tốt Cho Xương Khớp Người Cao Tuổi
Với người bệnh gout, chế độ ăn tiêu chuẩn là khẩu phần hạn chế purin, fructose và axit uric. Người chăm bệnh khi thiết kế thực đơn chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là một số thông tin về những thực phẩm cần có trong thực đơn chăm sóc người bệnh gout. Theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khoẻ.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Tìm hiểu thêm về những món người bị bệnh gút nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. […]
[…] >>> Đọc thêm: Thực đơn cho người bệnh Gout chuẩn khoa học […]
[…] Bệnh Gout thường gặp ở người trên 50 tuổi, đặc biệt là nam giới và có triệu chứng sưng đau đột ngột ở một trong các khớp, thường là ở ngón chân cái. Đây là một loại viêm khớp do axit uric tích tụ trong cơ thể. Bệnh Gout – Một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp sau độ tuổi 50 I Ảnh: Sưu tầm Nguy cơ mắc bệnh Gout sẽ tăng nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc điều trị huyết áp, tiêu thụ các loại thịt đỏ, nội tạng, rượu, hải sản và bia. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều đường hóa học trong nước ngọt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout và béo phì. Người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà phù hợp, kiểm soát cân nặng, ăn các thực phẩm có hàm lượng purin dưới 100mg/100gram và uống nhiều nước lọc. Đọc thêm: Những món người bị bệnh gút nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày […]
[…] thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp mắc bệnh gút là nam giới ở độ tuổi ngoài 40. Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau […]