Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 52
- 28.139
Áp lực cuộc sống và thói quen ăn uống không lành mạnh đã tạo ra môi trường lý tưởng cho vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến – cao huyết áp, đặc biệt là ở người già. Việc nhận thức và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vì thế trở nên vô cùng quan trọng.
Cùng WeCare 247 tìm hiểu thêm về các yếu tố gây cao huyết áp qua bài viết dưới đây.
Người già có thói quen ăn mặn, đặc biệt là người sống trong gia đình có thói quen sử dụng nhiều muối trong bữa ăn thường ngày có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn bình thường. Theo các chuyên gia, một người chỉ nên ăn dưới 6 gam muối mỗi ngày để phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe tuổi già như cao huyết áp.
Để thay đổi thói quen ăn mặn, người cao tuổi có thể thực hành thói quen cắt giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn để cơ thể dần làm quen. Cắt giảm bớt vài miligam mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dần thích nghi với hương vị thực phẩm mới, từ đó dễ làm quen và tránh bỏ cuộc với chế độ dinh dưỡng mới.
Với những người đang thường xuyên có dấu hiệu của cao huyết áp, chỉ cần giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày dần là đủ để làm giảm tình trạng bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm về Thực phẩm tốt để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị cao huyết áp
Theo nhiều nhà nghiên cứu y khoa, cao huyết áp là bệnh có tính di truyền. Nếu tiền sử sức khoẻ gia đình bạn từng có người mắc căn bệnh này, khả năng rất cao con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng là tình huống tương tự với bệnh tim mạch.
Khác với yếu tố ăn mặn đã đề cập, tiền căn di truyền là tác nhân không thể ngăn chặn hay xóa bỏ. Điều duy nhất gia đình bệnh nhân có thể làm, nếu thuộc trường hợp này, đó là cố gắng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thật tốt, xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ít muối.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp điện tử đúng cách khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà
Tương tự như yếu tố di truyền, tuổi tác cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp không thể né tránh được. Tuổi càng cao, thành động mạch càng lão hoá mạnh và xơ vữa, dẫn đến giảm tính đàn hồi mạch máu khiến huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) tăng cao. Trong y khoa, hiện tượng này được gọi là cao huyết áp tâm thu đơn thuần.
Vậy, cần làm gì để phòng tránh cao huyết áp? Sau đây là một số gợi ý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà đơn giản mà hiệu quả:
Việc xây dựng những thói quen sống tốt trên không chỉ giúp làm chậm quá trình lão hoá mà còn tăng cường hệ miễn dịch, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi toàn diện từ trong ra ngoài.
Béo phì mang đến nhiều tác hại, và một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất chính là gây ra cao huyết áp một cách gián tiếp. Theo nhiều nghiên cứu, khối lượng cơ thể càng tăng, huyết áp càng dễ tăng cao, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi. Nhiều dữ liệu cũng cho thấy người béo phì chiếm phần lớn trong số bệnh nhân mắc cao huyết áp.
Vì thế, để phòng tránh cao huyết áp và những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh mang lại và nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tổng thể, người cao tuổi cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể thao điều độ để duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải.
Thuốc lá, đặc biệt là thuốc lào, chứa nhiều chất kích thích, trong đó có nicotin ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc hút một điếu có thể tăng huyết áp tối đa lên tới 11 mmHg và kéo dài từ 20 đến 30 phút, làm tổn thương hệ tim mạch.
Thuốc lá còn là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe người cao tuổi như ung thư vòm họng, viêm phổi, v.v.
Tác hại của thuốc lá với người hút thuốc thụ động – tức người vô tình hít phải khói thuốc – cũng nghiêm trọng không kém gì người hút chủ động. Theo nhiều nghiên cứu, người hút thuốc thụ động vẫn có khả năng mắc ung thư phổi và các bệnh liên quan cao ngang ngửa người trực tiếp hút.
Từ bỏ thói quen hút thuốc là vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn đóng góp vào bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng tâm lý, lo âu, và stress có thể làm tăng nhịp tim do ảnh hưởng của adrenalin và noradrenalin, dẫn đến co thắt động mạch và cao huyết áp.
Ngoài ra, cảm xúc mạnh mẽ như lo lắng và căng thẳng ngắn hạn cũng có thể làm tăng huyết áp đột ngột.
Để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn, nên áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, đồng thời học cách thư giãn và nghỉ ngơi đúng cách. Những thói quen này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe người già tốt và kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
Đọc thêm:
Trong việc duy trì sức khỏe người già, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp là quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng không cân đối, tiêu thụ muối cao, béo phì và căng thẳng đều là những yếu tố có thể góp phần làm tăng huyết áp. Đồng thời, tiền sử gia đình và tuổi tác cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng cao huyết áp.
Để ngăn chặn tình trạng này, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách khoa học và duy trì lối sống lành mạnh là vô cùng cần thiết. Gia đình nên tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa cao huyết áp để duy trì tuổi thọ cho người già.
Độc giả quan tâm có thể theo dõi các kênh thông tin của WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về bí quyết chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà hiệu quả.
Bài viết có sử dụng thông tin từ website của bệnh viện Vinmec và báo Tuổi Trẻ.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Chăm Sóc Sức Khỏe Người Già: 6 Nguyên Nhân Gây Cao Huyết Áp Phổ Biến […]
[…] 6 Nguyên Nhân Gây Cao Huyết Áp Ở Người Già […]
[…] Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng”và là mối lo ngại lớn toàn cầu khi nó đang là căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim và cũng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp hiệu quả giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. […]
[…] mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, cholesterol […]
[…] là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ. Khi cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ thừa, đặc […]
[…] mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già về sau […]