Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Gãy Xương Chậu

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị gãy xương với nhiều lý do khác nhau. Với người trẻ, gãy xương đã là một tai nạn khá nặng, còn ở người cao tuổi gãy xương lại là một đại họa. Do đó, việc điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi bị gãy xương là một việc không dễ dàng.

Đặc biệt, gãy xương chậu là chấn thương nghiêm trọng thường gặp ở người già làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng đi lại kèm theo nhiều biến chứng sức khỏe tiềm ẩn.

Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà
Nguồn: Freepik

Người cao tuổi bị gãy xương chậu nguy hiểm như thế nào?

Theo thống kê, nguy cơ tử vong sau 1 năm gãy xương chậu ở người cao tuổi có thể lên đến 12 – 37%. Khi xương chậu bị gãy, quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Viêm khớp

Sự phát triển của bệnh viêm khớp là biến chứng lâu dài và nghiêm trọng khi xương chậu bị gãy.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Sự hạn chế vận động do phải nằm một chỗ quá lâu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở các tĩnh mạch sâu, ví dụ ở chân hoặc phổi.

Ảnh hưởng các cơ quan tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương niệu đạo và bàng quang.

Tổn thương các mạch máu

Do vị trí xương chậu gần các mạch máu lớn, gãy xương chậu có thể gây ra chảy máu trong và gây tụ máu nghiêm trọng.

Biến chứng khác

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm da, lở loét do tì đè,…

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị gãy xương chậu
Nguồn: Freepik

Nguy cơ tiềm ẩn gây gãy xương chậu – Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Lão hóa

Trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì thoái hóa xương khớp được xem là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa. Theo thời gian, khi chúng ta già đi, quá trình xương bị phân hủy sẽ nhanh hơn tốc độ tạo mới, dẫn tới việc cấu trúc xương bắt đầu yếu đi do mất mô xương, gây loãng xương, khiến cho xương chậu trở nên yếu hơn và dễ bị gãy.

Tác dụng phụ do sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Một số loại thuốc khi sử dụng để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể có các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, gây mất tập trung… nên có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác gây ảnh hưởng tới mật độ xương như: corticosteroid, thuốc chống động kinh, heparin, progestin, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid,… có thể làm xương yếu và dễ gãy.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Rối loạn dinh dưỡng

Người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K, magie, photpho,…) sẽ dễ mắc bệnh loãng xương, khiến xương yếu đi và dễ gãy hơn.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đạm (protein) và lạm dụng rượu, bia sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và khả năng sử dụng canxi của cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và sức khỏe xương khớp.

Ít vận động

Thống kê cho thấy, chỉ có 10% người cao tuổi tham gia thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút/lần, 5 lần/tuần, và khoảng 30 – 45% người cao tuổi chỉ thực hiện các hoạt động tối thiểu hàng ngày. Việc lười vận động là lối sống không lành mạnh và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Theo các chuyên gia, người cao tuổi vận động thể lực thường xuyên sẽ giúp duy trì, cải thiện sức khỏe tổng thể, làm chậm tốc độ lão hóa xương khớp và ngăn ngừa nhiều bệnh lý như teo cơ, loãng xương, thoái hóa khớp,… Từ đó giúp người cao tuổi có một hệ xương khớp khỏe mạnh, giảm nguy cơ té ngã, chấn thương và gãy xương.

Môi trường sống không an toàn

Gãy xương là chấn thương chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 87% các trường hợp té ngã ở người cao tuổi. Trong đó, môi trường sống được đánh giá là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người cao tuổi bị té ngã với tỉ lệ 30 – 50%.

Một số yếu tố môi trường không an toàn làm tăng nguy cơ gãy xương chậu và gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Không gian sống như nhà cửa, phòng ngủ, nhà vệ sinh chật chội, thiếu ánh sáng, nội thất bố trí không hợp lý, đồ dùng sắp xếp không gọn gàng khiến người cao tuổi đi lại khó khăn và dễ vấp ngã.
  • Sàn nhà và nhà vệ sinh trơn trượt do tính trơn bóng của gạch lát nền và các yếu tố khác như nước, xà phòng. 

>> Xem thêm: 7 Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Chống Té Ngã

Từng có tiền sử gãy xương

Người già càng lớn tuổi thì tỉ lệ gãy xương chậu càng cao, đặc biệt là những trường hợp từng có tiền sử gãy xương trước đó, vì người cao tuổi từng bị chấn thương về xương khớp thường có nguy cơ loãng xương.

Ngoài ra, một số trường hợp người cao tuổi đã từng bị gãy xương chậu trước đó thì cũng làm tăng nguy cơ gãy xương bên còn lại.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Hút thuốc lá

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá thường xuyên có liên quan đến sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, bao gồm tình trạng sưng và đau khớp nhiều hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng khiến giảm khối lượng xương, gây nguy cơ cao bị loãng xương.

Chính vì vậy, người cao tuổi đang có vấn đề về xương khớp nên sớm từ bỏ thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Hơn nữa, việc từ bỏ thuốc lá cũng mang lại nhiều lợi ích cho việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

5 lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị gãy xương chậu

Chú trọng chế độ ăn uống – Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và giúp xương nhanh chóng liền lại. Người cao tuổi bị gãy xương chậu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin (D, A, K, B6, B12), khoáng chất (canxi, photpho, magie)… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp của người cao tuổi như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Cá hồi và các loại cá béo
  • Rau lá xanh đậm: như cải xoăn hay rau chân vịt,…
  • Đậu phụ
  • Các loại hạt: như hạt óc chó và hạnh nhân,…
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Đồng thời, theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa thì người cao tuổi bị gãy xương chậu cũng cần kiêng:

  • Uống rượu bia, cà phê hoặc nước trà quá đặc, chất kích thích
  • Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
  • Đồ ngọt, đồ ăn nhiều gia vị

Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nằm một chỗ tại giường

Người cao tuổi bị gãy xương chậu sẽ phải nằm bất động một chỗ tại giường trong thời gian đầu điều trị và cần được chăm sóc đặc biệt. Bên cạnh các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn, việc nằm một chỗ quá lâu sẽ khiến người già có tâm lý căng thẳng, đồng thời mặc cảm vì mình làm phiền con cháu. 

Vì vậy, người nhà cần phải hết sức cảm thông và đặc biệt chú ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị gãy xương chậu phải nằm một chỗ tại giường.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: WeCare 247

Một số lưu ý quan trọng như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân như chăm sóc răng miệng, tắm rửa, gội đầu,… giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Giúp người cao tuổi thay đổi tư thế nằm (tránh nằm về phía xương bị gãy), dùng gối chiêm hoặc kê ở tư thế thoải mái nhất, thường xuyên xoa bóp, giữ cho da khô để tránh lở loét do tì đè.
  • Giữ vệ sinh không gian nằm như giường, chăn, màn cần sạch sẽ. Giữ phòng ngủ luôn khô ráo và thoáng gió.
  • Chú ý chăm sóc sức khỏe tâm lý người cao tuổi cũng rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

>>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Nằm Một Chỗ Tại Giường

Luyện tập phục hồi chức năng đúng cách để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp phục hồi chức năng xương chậu chính là tiến hành sớm, nhằm ngăn ngừa các biến chứng và duy trì lực cơ cũng như khả năng vận động của các khớp còn lại. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi chức năng di chuyển và hoạt động bình thường của người cao tuổi.

Đối với thời gian chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nằm bất động tại giường

  • Người cao tuổi nên luyện tập các bài tập thở để ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến phổi.
  • Tập gồng các cơ vùng đáy chậu, cơ đùi, cơ dạng và cơ khép đùi.
  • Tập cử động khu vực bàn chân, cổ chân để cải thiện tuần hoàn.
  • Tập cử động đối với những phần còn lại của cơ thể như 2 tay, cơ lưng và cả cơ bụng.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nguồn: Freepik

Đối với thời gian chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sau bất động

Tùy theo tình trạng sức khỏe, tiến trình phục hồi của người cao tuổi mà có thể lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như ngồi dậy, đứng lên hoặc đi lại. Các phương pháp tập vật lý trị liệu cho người cao tuổi cũng cần được áp dụng với mức độ tăng dần trong giai đoạn này. 

Tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ, tái khám đúng hẹn

Điều trị gãy xương chậu ở người cao tuổi là một quá trình rất phức tạp. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Trong quá trình hồi phục chức năng sau gãy xương chậu ở người cao tuổi, các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là thuốc giảm đau, chống viêm hay các loại thuốc chống đông máu với mục đích giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong tĩnh mạch và vùng khung chậu.

Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sau khi bị gãy xương chậu cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị gãy xương chậu
Nguồn: Freepik

Tạo môi trường sống an toàn phòng tránh té ngã để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn

Tạo môi trường sống an toàn là điều mà các gia đình nên làm để phòng tránh té ngã, giảm nguy cơ gãy xương tái lại và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

  • Đảm bảo các nơi trong nhà đều ngủ đủ sáng; ánh sáng không nên quá mờ hoặc là quá chói; các công tắc điện cần được đảm bảo để ở nơi người cao tuổi dễ tiếp cận.
  • Nội thất, vật dụng trong nhà, trong phòng ngủ của người cao tuổi cần được sắp xếp gọn gàng để phòng ngừa vấp ngã.
  • Đảm bảo phòng tắm, nhà vệ sinh luôn an toàn bằng cách thêm ghế ngồi cũng như các tấm chống trượt trong nhà tắm.
  • Nên để các dụng cụ thường xuyên được người cao tuổi sử dụng tại các kệ thấp, dễ lấy.
  • Hành lang, cầu thang, nhà vệ sinh cần có tay vịn.

Đọc thêm:

Thời gian hồi phục gãy xương chậu ở người già sẽ khác nhau theo từng trường hợp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của vết gãy, sức khỏe tổng thể, liệu pháp điều trị và cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được áp dụng. Thông thường, quá trình hồi phục này ở người cao tuổi có thể mất từ vài tháng đến nửa năm hoặc lâu hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nằm một chỗ
Nguồn: WeCare 247

Vì vậy, đòi hỏi ở gia đình và người chăm sóc phải có sự kiên trì, nhẫn nại, sự cảm thông, cũng như những hiểu biết nhất định về cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị gãy xương chậu để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp.

Để cập nhật sớm nhất những kiến thức sức khỏe bổ ích và thông tin dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà 24/7, bạn đọc hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247.

Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Nhà Thuốc Long Châu và Bệnh viện Đa khoa Medlatec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ (Phần 2)
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] ràng ở giai đoạn đầu, nhưng khi tình trạng tiến triển, người bệnh dễ bị gãy xương, đau lưng, giảm chiều cao, làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng lớn […]

[…] sóc sức khỏe người cao tuổi, gây ra sự suy giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng đến khả năng vận động làm giảm chất lượng cuộc […]