Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 41
- 18.554
Để gia đình và người thân có thể chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách tốt nhất, cần quan sát và chú ý những thay đổi qua từng giai đoạn của tuổi già.
Theo thời gian, độ tuổi ngày càng tăng dần khiến cơ thể ngày càng lão hóa. Cùng với những biểu hiện về thể chất, sức khỏe tinh thần của người cao tuổi cũng dễ phát sinh nhiều vấn đề không mấy tích cực. Cùng WeCare 247 tìm hiểu những vấn đề về sức khỏe và tinh thần của người cao tuổi qua từng giai đoạn qua bài viết dưới đây.
Tuổi già là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của con người. Những người ở độ tuổi này cần được quan tâm tới các đặc điểm sinh lý và bệnh lý và tâm lý – xã hội. Ở mỗi một giai đoạn khác nhau, người cao tuổi lại có những thay đổi khác nhau cả về sức khỏe và đời sống.
Do vậy, việc phân chia các giai đoạn của người cao tuổi vừa phù hợp cho việc theo dõi tình hình sức khỏe người cao tuổi, vừa dễ dàng trong việc nắm bắt được tâm lý của họ, từ đó gia đình và người thân dễ dàng có phương hướng điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp nhất.
Các giai đoạn được phân chia dựa trên độ tuổi:
60 – 69 tuổi là giai đoạn nghỉ hưu và sau nghỉ hưu của người cao tuổi. Đây là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Cột mốc này cũng dẫn đến nhiều thay đổi về cả thể chất và tâm lý xã hội của người cao tuổi.
Bước vào tuổi nghỉ hưu, sự thay đổi về nhịp độ công việc và cuộc sống khiến sức khỏe thể chất của người cao tuổi bị ảnh hưởng. Không còn xử lý các công việc thường xuyên khiến trí óc, sự phản xạ của người cao tuổi không còn nhanh nhạy và minh mẫn như trước.
Thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến tính độc lập và sáng tạo cũng không được phát huy như trước đây. Ở độ tuổi này, huyết áp cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ, khiến động mạch tim và tim trở nên kém hơn.
Ở độ tuổi này, một số người vẫn còn sức khỏe có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tự tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe tuổi già. Lúc này, các câu lạc bộ hưu trí là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng đối với người ở độ tuổi 60- 69 tuổi.
Do vậy, người cao tuổi cũng rất cần một người bạn già hay bạn nghỉ hưu đồng hành cùng những hoạt động thể chất hoặc trí óc như tập thể dục, tập dưỡng sinh, khiêu vũ, chơi cờ,…
Bên cạnh đó, một số người lại có tâm lý mong muốn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện để đỡ cảm giác bị thừa thãi khi bắt đầu nghỉ hưu. Một vài suy nghĩ tiêu cực về bản thân bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này của người cao tuổi.
Ở giai đoạn đầu của người cao tuổi, gia đình và người thân nên có những lưu ý để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách tốt nhất. Những dấu hiệu suy giảm về sức khỏe người cao tuổi ở giai đoạn này chưa rõ ràng. Vì vậy, người cao tuổi cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm, sớm có phương án điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Đồng thời, gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn tại nhà những dụng cụ y tế hỗ trợ quá trình theo dõi sức khỏe người cao tuổi, như: máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, nhiệt kế,… để kiểm tra tình trạng sức khỏe người cao tuổi và xác định dấu hiệu nguy hiểm khi cần thiết.
Bên cạnh những lưu ý về vấn đề sức khỏe người cao tuổi, gia đình và người thân cần động viên và tạo điều kiện để người già sau 60 tuổi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Điều này giúp người cao tuổi kết bạn, thúc đẩy giao tiếp xã hội và các mối quan hệ xã hội.
Có được những người bạn đồng hành giúp người cao tuổi có được tinh thần vui vẻ, tránh khỏi cảm giác cô đơn và tủi thân. Tham gia các hội nhóm sinh hoạt dành cho người già không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi về mặt tâm lý đầy đủ, mà còn giúp duy trì và nâng cao sức khỏe về mặt thể chất.
Người xưa có câu, “thất thập cổ lai hy”. Tuy nhiên, ngày nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cùng với trình độ phát triển của y học, người già trên 70 tuổi ngày càng nhiều. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của người cao tuổi.
Ở độ tuổi này người cao tuổi thường gặp phải những biến cố quan trọng. Các chức năng dần suy yếu và sự giảm sút về mặt sức khỏe được biểu hiện ngày càng rõ hơn. Người trên 70 tuổi thường xuyên ốm đau.
Đặc biệt, tình trạng xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư và đột quỵ cũng trở nên phổ biến ở giai đoạn này. Nhiều người trong độ tuổi này trải qua cảm giác thoát khỏi hiểm nghèo sau những cơn đau tim đột quỵ, nhưng cũng vì thế mà sức khỏe lại càng yếu hơn rõ rệt.
Đây cũng là độ tuổi mà điều kiện sức khỏe không còn cho phép người già có thể luyện tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe. Do vậy, tình trạng sức khỏe người già từ độ tuổi 70-79 tuổi rất khó có thể cải thiện.
Ở giai đoạn này, người lớn tuổi thường phải chịu cảm giác mất người thân (vợ hoặc chồng). Những người cùng độ tuổi lần lượt ra đi khiến tâm lý tuổi già ở giai đoạn này có cảm giác hoang mang, thậm chí là nghĩ nhiều về cái chết của chính mình.
Bởi vậy, độ tuổi này người già thường có xu hướng thu hẹp giao tiếp xã hội, không còn tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Sự khép kín này khiến độ tuổi này dễ cáu gắt, mất bình tĩnh và những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện với tần suất cao hơn.
Khả năng miễn dịch và sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm, vì vậy gia đình cần thường xuyên theo dõi sức khỏe thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra chỉ số sinh tồn bằng những dụng cụ y tế hỗ trợ tại nhà để có thể theo dõi sự thay đổi của huyết áp, lượng đường trong máu và các cơ quan khác nhau, từ đó điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Gia đình nên dành một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh và thông thoáng, bảo vệ giấc ngủ cho người cao tuổi. Nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp các cơ quan bên trong cơ thể phục hồi tốt hơn, ngoài ra còn giúp trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch.
Không nên cho người lớn tuổi ăn đồ ăn đậm vị trong thời gian dài vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng đến tuổi thọ và sức khỏe người già.
Sau 80 tuổi là giai đoạn “rất cao tuổi”.
Sau 80 tuổi, sức khỏe của người cao tuổi ngày càng yếu. Các cơ quan lão hóa, trong đó có răng và đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa của người cao tuổi. Thị lực và thính lực ngày càng suy giảm. Lúc này người cao tuổi có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghe và nhìn.
Các bệnh lý về thần kinh cũng xuất hiện phổ biến ở người trên 80 tuổi như: trí nhớ suy giảm, hay quên, thiếu sự chú ý, dễ mắc hội chứng Alzheimer, bệnh Parkinson, v.v. Người trên 80 tuổi thường trong tình trạng phải sống chung với bệnh tật, thậm chí là cùng lúc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể như: bệnh tim mạch, bệnh về hệ hô hấp, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh xương khớp,…
Các vấn đề về sức khỏe không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ người già mà còn khiến gia đình gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Sau 80 tuổi, con người thường sống hoài niệm với những kí ức. Họ thường xuyên có cảm giác cô đơn và khó thích nghi với cuộc sống xung quanh. Những người cùng chung thế hệ không còn nhiều dẫn đến việc người cao tuổi khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội.
Độ tuổi này cũng dễ nảy sinh cảm giác tủi thân, tự ti. Đây là lứa tuổi gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của người thân.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn từ 80-89 tuổi, cần đặc biệt lưu ý đến khẩu phần dinh dưỡng. Không nên cho người cao tuổi ăn các thức ăn giàu chất béo, thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như: cháo, mì, bí ngô,… Đây là những loại thực phẩm dễ hấp thụ và lợi cho đường tiêu hóa của người cao tuổi.
Trong độ tuổi này, tránh để người cao tuổi gặp tình trạng bị tác động quá mức đối với cảm xúc, có thể gây hại cho sức khỏe. Người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nên cố gắng duy trì tâm trạng tốt, ổn định, và bình tĩnh.
Đây là độ tuổi nhạy cảm mà con cháu, gia đình nên thăm hỏi thường xuyên, để người cao tuổi có cảm giác được an ủi.
Sau 90 tuổi là độ tuổi hiếm. Rất ít người sống thọ trên 90 tuổi.
Từ 90 tuổi trở bên, người cao tuổi được ví như những “ngọn đèn trước gió”. Sức khỏe và tuổi thọ của người cao tuổi ở giai đoạn này dần cạn kiệt, suy yếu nghiêm trọng, có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Những bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều, chủ yếu do sự lão hóa của cơ thể. Việc điều trị các bệnh lý này cũng khó khăn vì cơ thể già yếu không chịu được những tác động của thuốc và đau đớn. Đây là độ tuổi mà người già phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của gia đình và người thân.
Ở độ tuổi này, người cao tuổi thường xuyên nghĩ về cái chết và coi đó như một sự thật hiển nhiên của tạo hóa. Đây cũng là lúc người cao tuổi mong muốn gặp gỡ con cháu và người thân để cảm nhận sự viên mãn của cuộc đời.
Song cũng có lúc, người cao tuổi ở giai đoạn này hay trái tính trái nết, cư xử như trẻ con, hay khóc… Đây cũng là tâm lý hoàn toàn bình thường khi con người ta “gần đất xa trời”.
Trong giai đoạn này, gia đình và người thân nên ở bên cạnh và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhiều nhất có thể. Thường xuyên lắng nghe và thấu hiểu người lớn tuổi giúp cho họ không có cảm giác cô quạnh và đơn độc những ngày cuối đời.
>>> Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Nhân Giai Đoạn Cuối Đời: Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Đây cũng là giai đoạn việc chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi cần được chăm chút nhiều nhất, từ vệ sinh cá nhân, hỗ trợ di chuyển đến việc bồi dưỡng tinh thần. Trong độ tuổi này, gia đình cũng không nên nhìn nhận về sự ra đi của người cao tuổi một cách quá nặng nề, mất mát vì họ đã sống một cuộc đời đầy viên mãn.
Đọc thêm:
Người cao tuổi là “cây cao bóng cả” trong nhà và cả xã hội, nhưng cũng là đối tượng yếu thế cần được quan tâm chăm sóc. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ là cách phụng dưỡng phù hợp để tỏ lòng hiếu kính theo truyền thống tốt đẹp muôn đời của người Việt, mà còn là cách răn dạy các thế hệ sau về sự hiếu đạo.
Song, cuộc sống bận rộn khiến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong gia đình gặp một số rào cản nhất định. Để sức khỏe và tinh thần người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ và đảm bảo, gia đình có thể tham khảo đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà của WeCare 247.
Với đội ngũ chăm sóc viên dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia Y tế, WeCare 247 luôn làm việc tận tụy với phương châm quan tâm, chăm sóc và trân trọng người được chăm sóc như người thân.
Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Hãy theo dõi fanpage WeCare 247 để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Bài viết có tham khảo thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang và Báo Vietnamnet
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] thời, con cháu và người thân trong gia đình cũng nên nghiên cứu tâm lý tuổi già qua các giai đoạn để từ đó có thể thấu hiểu, đồng cảm và tương tác phù hợp hơn với tình […]