Đừng Chủ Quan Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Lầm Tưởng Về Đột Quỵ Thường Bị Bỏ Qua

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết đúng đắn về bệnh lý này. Những lầm tưởng về đột quỵ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tầm soát và phòng ngừa bệnh khi chăm sóc sức khỏe gia đình và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Trong bài viết này, WeCare 247 sẽ lí giải 5 lầm tưởng phổ biến về bệnh đột quỵ, từ đó giúp bạn có thêm kiến thức và kế hoạch khi chăm sóc sức khỏe gia đình, phòng tránh bệnh đột quỵ.

1. Lầm tưởng 1: Đột quỵ chỉ xảy ra với người có tiền sử sức khỏe gia đình có người mắc đột quỵ

Đúng là những người có tiền sử sức khỏe gia đình có người thân mắc bệnh đột quỵ, thì cũng có nguy cơ mắc đột quỵ cao. Tuy nhiên, tiền sử sức khỏe gia đình không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều ca mắc đột quỵ đã xảy ra ở những người không có tiền sử sức khỏe gia đình đột quỵ, mà do nhiều nguyên nhân khác.

Phòng chống đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Đối với những người không có tiền sử sức khỏe gia đình đột quỵ, những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn uống nhiều chất béo và muối,… đều có thể là những nguy cơ gây nên bệnh lý nguy hiểm này.

Phòng chống đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Do đó, không phải chỉ khi có tiền sử sức khỏe gia đình đột quỵ thì chúng ta mới cần quan tâm đến bệnh lý này. Chúng ta cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe gia đình, tránh xa khỏi bệnh đột quỵ.

2. Lầm tưởng 2: Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi

Không ít người lầm tưởng rằng, đột quỵ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Do đó, những người trẻ sinh ra tâm lý chủ quan đối với bệnh lý nguy hiểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Dù là người già hay người trẻ, nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu não, cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường; mỡ máu cao… thì đều có khả năng trở thành nạn nhân của căn bệnh đột quỵ nguy hiểm.

Phòng chống đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Thậm chí, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay các ca đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Chỉ số đáng báo động này đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ hóa ở bệnh nhân đột quỵ. Vì thế, người trẻ càng không thể coi thường sự nguy hiểm của căn bệnh đột quỵ.

Ngay cả khi gia đình bạn không có người già, chỉ có người lớn và trẻ nhỏ, bạn cũng cần chủ động lên kế hoạch phòng tránh và tầm soát đột quỵ để bảo vệ sức khỏe gia đình một cách tốt nhất. Mỗi người dù ở độ tuổi nào hay giới tính nào đều không được chủ quan trước căn bệnh nguy hiểm đang âm thầm rình rập cướp đi mạng sống của con người. 

3. Lầm tưởng 3: Triệu chứng của đột quỵ rõ ràng và dễ nhận biết

Đột quỵ là một căn bệnh được hình thành và tiến triển trong âm thầm. Khi bùng phát, có thể chỉ trong vòng 1 phút đồng hồ là đột quỵ đã có thể cướp đi sinh mạng hoặc khiến bệnh nhân mang những di chứng nặng nề vĩnh viễn. Đột quỵ thường được ví như một tảng băng trôi, phần lớn sự nguy hiểm tiềm ẩn chìm sâu chứ không thể hiện ra bên trên bề mặt. Do đó, nếu bạn vẫn nghĩ rằng triệu chứng của đột quỵ rõ ràng và dễ nhận biết thì đây là một lầm tưởng tai hại, khiến bạn chủ quan khi chăm sóc sức khỏe gia đình.

Hầu hết những triệu chứng rõ ràng mà chúng ta có thể quan sát được chỉ là một phần nhỏ trong tổn thương của não bộ. Phần tổn thương còn lại chiếm đến 90% có thể gây đột quỵ bất ngờ. Và gần như phần tổn thương này không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng và có thể để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

Phòng chống đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình, bên cạnh việc theo dõi và quan sát những triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn cần thực hiện việc khám sức khỏe sâu định kỳ để sớm phát hiện ra những tổn thương từ sâu bên trong. Việc phát hiện sớm giúp chúng ta chủ động phương án chăm sóc, chữa trị và bảo vệ sức khỏe gia đình một cách kịp thời.

4. Lầm tưởng 4: Không thể phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khỏe gia đình

Một trong những nhận định mà nhiều người lầm tưởng, đó là đột quỵ không thể phòng ngừa được. Điều này có tác động trực tiếp đến ý thức tìm cách phòng tránh bệnh lý để bảo vệ sức khỏe gia đình và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Cách chăm sóc người bệnh ung thư sau hóa trị
Nguồn: Freepik

Ngày nay, y học ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều phương pháp tầm soát hiệu quả cho các bệnh lý nền tiềm ẩn, từ đó có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được nhờ tầm soát đột quỵ định kỳ. 

5. Lầm tưởng 5: Khi triệu chứng thuyên giảm thì sức khỏe đã ổn

Quan niệm chủ quan khi thấy các triệu chứng của đột quỵ thuyên giảm là một nhận định sai lầm. Lầm tưởng tai hạn này có thể khiến bạn bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, thậm chí là tử vong.

Như chúng ta đã biết, phần lớn các trường hợp đột quỵ không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ có một số biểu hiện nhẹ. Vì vậy, người bệnh thường bị lơ là khi nhận thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Tuy nhiên, sự nguy hiểm tiềm ẩn sâu bên trong mới phản ánh đúng mức độ tổn thương của não bộ. Do đó, việc thuyên giảm triệu chứng không đồng nghĩa với việc tổn thương não đã được khắc phục.

Phòng chống đột quỵ khi chăm sóc sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Vì vậy, nếu chẳng may gia đình bạn có người mắc đột quỵ hoặc có các bệnh lý nền có thể gây nên đột quỵ, bạn nên thực hiện việc chăm sóc, theo dõi và khám sức khỏe định kỳ một cách thường xuyên để liên tục theo dõi tiến triển của bệnh lý, sớm có phương án điều trị và chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.

Đọc thêm: 

Trong trường hợp người thân trong gia đình không có điều kiện theo dõi và chăm sóc thường xuyên cho bệnh nhân đột quỵ, bạn có thể tham khảo dịch vụ bác sĩ gia đìnhdịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà của WeCare 247.

Với phương châm “chăm sóc người thân của bạn như người nhà, WeCare 247 là cánh tay phải đáng tin cậy, thay bạn ở bên người thân yêu, kề cận, túc trực thường xuyên để kịp thời hỗ trợ, chăm sóc đúng phương pháp, giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Độc giả quan tâm dịch vụ bác sĩ gia đình hoặc có nhu cầu đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: Cách Hấp Thụ Dinh Dưỡng Từ Thực Phẩm Tốt Nhất
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Vì Sao Trẻ Nhỏ Cần Khám Dinh Dưỡng Định Kỳ?
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Thức Uống Tốt & Không Tốt Cho Dạ Dày Và Sức Khỏe Đường Ruột
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận