Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Nguyên Nhân, Tác Hại Của Mỡ Máu Cao & Các Biện Pháp Hạn Chế Tăng Mỡ Máu

Mỡ máu cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng, dẫn đến rối loạn lipid máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gia đình. Bệnh lý này thường xảy ra nhiều ở người cao tuổi, đặc biệt là những người mang sẵn một số bệnh mạn tính về tim mạch, gan,… 

Bệnh mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể gây đột quỵ, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin toàn diện về bệnh lý này.

Hiểu về mỡ máu cao

Mỡ máu cao là gì?

Trong cơ thể con người có 2 loại mỡ máu chính là cholesterol và triglycerid. Trong đó cholesterol gồm các cholesterol tốt, cholesterol xấu và cholesterol toàn phần.

  • Nếu mỡ máu trong trạng thái bình thường, chỉ số cholesterol toàn phần < 5,2 mmol/l. Nếu chỉ số cholesterol toàn phần vượt quá ngưỡng này thì người đó bắt đầu có dấu hiệu của mỡ máu cao. 
  • Chỉ số an toàn của cholesterol xấu là < 3,4 mmol/l, khi chỉ số này vượt quá 3,4 mmol/l, được gọi là cao.
  • Khi triglycerid máu > 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi chỉ số của cholesterol xấu và triglycerid đều tăng, thì cơ thể gặp tình trạng là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Lưu ý bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Tóm lại, bệnh mỡ máu cao là tình trạng thành phần mỡ có hại trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Do vậy, cần hiểu rõ nguyên căn của bệnh mỡ máu cao để lập kế hoạch phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Đọc thêm: Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Chỉ Số Gia Đình Cần Quan Tâm 

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Vậy làm cách nào để làm bảo vệ sức khỏe gia đình? Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh mỡ máu cao, từ đó tìm kiếm những biện pháp hạn chế tăng mỡ máu để chăm sóc sức khỏe gia đình.

Lưu ý bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

Một số nguyên nhân gây mỡ máu cao phổ biến, có thể kể đến như:

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình

Thói quen ăn các thực phẩm nhiều calo, nhiều chất béo bão hòa hoặc cholesterol có thể làm tăng mỡ máu.

2. Thói quen ít vận động

Lối sống ít vận động đã là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây cao mỡ máu.

Tập thể dục để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

3. Mắc các bệnh mạn tính khác

Bệnh nhân có sẵn các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, bệnh thận và bệnh gan cũng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.

4. Yếu tố di truyền

Nếu tiền sử sức khỏe gia đình bạn có người mắc bệnh mỡ máu cao, thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.

Tác hại của mỡ máu cao đối với sức khỏe gia đình

Mỡ máu cao gây nên những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe gia đình. Cụ thể:

  • Cholesterol xấu tăng cao gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch. Nguy hiểm nhất là bệnh lý này có thể dẫn đến chứng tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim) hoặc tắc mạch não (nhũn não), đây là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể gây đột quỵ và dẫn đến tử vong.
Lưu ý bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Nếu triglycerid tăng cao, có thể gây mất cân bằng giữa lượng chất béo hấp thụ vào gan và chất béo thải ra từ gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ khi trở nặng có thể gây nên xơ gan. Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe gia đình, vì hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
  • Triglycerid tăng cao cũng có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Cách chăm sóc sức khỏe gia đình: Nên làm gì để hạn chế tăng mỡ máu?

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để chăm sóc sức khỏe gia đình

1.1. Thực phẩm nên ăn để hạn chế tăng mỡ máu

  • Nếu bạn đảm nhận trách nhiệm lập thực đơn cho các bữa ăn, để chăm sóc sức khỏe gia đình, bạn nên ưu tiên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để chế biến thức ăn.
  • Nên ăn cá từ 2 – 3 lần một tuần, ưu tiên các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,…
  • Bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn. Đây là nguồn thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều dưỡng chất, cải thiện sức khỏe gia đình.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

1.2. Thực phẩm không nên ăn để hạn chế tăng mỡ máu

  • Hạn chế ăn tôm, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật để tránh những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình nói chung và làm tăng mỡ máu.
  • Không nên ăn quá nhiều tinh bột trong các bữa ăn. Nếu có thể, hãy sử dụng các loại bánh mì nguyên cám, gạo lứt và ngũ cốc nguyên cám,… để thay thế các loại tinh bột tinh chế trong các bữa ăn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik
  • Để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất, bạn nên hạn chế chuẩn bị các loại đồ ngọt trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là các loại bánh kẹo, nước ngọt,…

Đọc thêm: Cẩm Nang Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: Hãy “Tô Màu” Cho Bữa Ăn Của Gia Đình Bạn

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế tác nhân gây mỡ máu cao

2.1. Tập thể dục thường xuyên

Để hạn chế tình trạng tăng mỡ máu, bạn nên tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi, tập dưỡng sinh…

Vì thế, bạn nên khuyên nhủ hoặc đồng hành tập thể dục cùng những người thân trong nhà để chăm sóc sức khỏe gia đình.

Tập thể dục để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2.2. Bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia và chất kích thích

Rượu, bia là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng cholesterol, triglyceride trong máu, khiến mỡ máu tăng cao. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu, bia còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa động mạch và bệnh về gan,… Vì vậy, không nên uống quá nhiều rượu bia để phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Ngoài ra, thuốc lá cũng là nguyên nhân chính làm tăng cholesterol xấu, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Không chỉ người hút trực tiếp, khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tương tự đối với những người xung quanh. Do đó, nên tránh xa thuốc lá để bảo vệ sức khỏe chính mình và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe gia đình
Nguồn: Freepik

2.3. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Tất cả mọi người nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe cá nhân. Đồng thời, từ sau 25 tuổi, bạn và người thân nên tham gia xét nghiệm máu định kỳ để nắm bắt những chỉ số về cholesterol và triglycerid trong máu. Việc này giúp bạn kịp thời phát hiện khi các chỉ số vượt ngưỡng an toàn để lên kế hoạch điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe gia đình.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cao, cần điều trị làm theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuyệt đối không nên tự động mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học, để tránh tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Đọc thêm: 

Tổng kết

Trên đây là những thông tin toàn diện về bệnh mỡ máu cao. Hiểu tường tận về căn bệnh này giúp bạn nắm rõ những nguy cơ về sức khỏe mà người bệnh có thể gặp phải, đồng thời cung cấp những kiến thức trong việc phòng ngừa tình trạng cao mỡ máu. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe gia đình.

Độc giả quan tâm dịch vụ bác sĩ gia đình hoặc có nhu cầu đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Viện huyết học – Truyền máu Trung ương và Báo Sức khỏe và Đời sống.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết khác

Dinh Dưỡng Cho Sức Khoẻ Gia Đình: Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mỡ Máu Cao - 5+ Loại Thực Phẩm Cần Tránh
Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Gia Đình: Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mỡ Máu Cao - 5+ Loại Thực Phẩm Cần Tránh
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Tác Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa Dị Ứng Tại Nhà
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Tác Nhân, Triệu Chứng & Cách Phòng Ngừa Dị Ứng Tại Nhà
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 6 Phương Pháp Cải Thiện Sức Khỏe Tinh Thần Hiệu Quả
Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: Hướng Dẫn Chọn Thực Phẩm Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận