Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 7
- 24.923
Hội chứng ruột kích thích (IBS) từng được cho là tình trạng chỉ gặp ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những năm gần đây có khoảng 10 – 20% người cao tuổi mắc IBS, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người già. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các triệu chứng của hội chứng IBS, nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời.
Cùng WeCare 247 tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích qua bài viết dưới đây để chăm sóc sức khỏe tuổi già tốt hơn.
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tương tác ruột – não, do sự kết hợp từ các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội. Hầu hết các trường hợp IBS đều không rõ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nhưng ở người cao tuổi có thể kể đến các nguyên nhân sau.
Người cao tuổi luôn phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tuổi già do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, bao gồm sự gia tăng các rối loạn sức khỏe tiêu hóa. Ước tính mỗi năm có khoảng 40% người lớn tuổi từng trải qua một hoặc nhiều triệu chứng tiêu hóa liên quan đến tuổi tác.
Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nguy cơ mắc IBS sẽ càng cao do sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của ruột.
Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc IBS cao hơn nam giới, bao gồm cả người cao tuổi. Sự biến đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến chức năng của ruột ở phụ nữ lớn tuổi. Độ nhạy cảm của trực tràng có thể thay đổi do ảnh hưởng của vấn đề rối loạn nội tiết, từ đó gây ra việc rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến hội chứng IBS.
Yếu tố này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra IBS nhưng nếu tiền sử gia đình từng có người bị hội chứng ruột kích thích, cần chú ý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để bảo vệ tốt sức khỏe tiêu hóa cho người già.
Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là vấn đề y tế phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng hay nhóm tuổi nào, bao gồm cả người cao tuổi.
Nhiễm khuẩn đường ruột khi xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa, từ đó gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát và làm tăng nguy cơ mắc IBS ở người cao tuổi.
Thống kê khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, một số người cao tuổi cho biết đã nhận thấy các triệu chứng của IBS ngay sau khi bị nhiễm khuẩn cấp đường tiêu hóa (gọi là hội chứng ruột kích thích hậu nhiễm trùng).
Tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non có thể do những thay đổi về giải phẫu của đường tiêu hóa hoặc nhu động của ruột non, hoặc do thiếu bài tiết axit dạ dày. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin, kém hấp thu chất béo, suy dinh dưỡng và làm gia tăng nguy cơ mắc IBS ở người cao tuổi.
Do đó, cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng hệ khuẩn ruột.
Thực phẩm được xem là nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Những thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc không phù hợp với cơ thể người cao tuổi sẽ kích thích dạ dày và ruột già. Những kích thích này sẽ gây ra tăng nhu động ruột, gây hội chứng ruột kích thích.
Ví dụ:
Căng thẳng và lo âu là nguyên nhân thường thấy ở các bệnh liên quan đến bệnh tiêu hóa bao gồm hội chứng ruột kích thích ở người cao tuổi.
Trong quá trình thăm khám và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các bác sĩ nhận thấy rằng, một số bệnh nhân IBS cao tuổi có rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
Khi người cao tuổi bị căng thẳng thường xuyên, hệ thần kinh trung ương sẽ thông qua hệ thần kinh thực vật để làm giảm chức năng dạ dày và đường ruột, làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng IBS.
Chế độ dinh dưỡng không cân đối và lối sống không lành mạnh là những nguyên nhân gây ra kích thích cho hệ tiêu hóa, dẫn đến những cơn co thắt khó chịu ở bụng.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra sự liên quan giữa dấu hiệu hội chứng ruột kích thích và thực phẩm. Vì thế có thể xem chất lượng và độ an toàn vệ sinh của thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc IBS.
Đau bụng ở người già mắc IBS không có đặc điểm gì cụ thể và không có vị trí nhất định. Những cơn đau xuất hiện dọc theo đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn, đặc biệt khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu, thức ăn bị hư hỏng.
Người già mắc IBS thường xuất hiện cơn đau bụng thường buổi sáng, cơn đau có thể giảm sau khi đi tiêu.
Do kiểu đau bụng này rất mơ hồ, không liên tục, nên khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, gia đình cần lưu ý đến tần suất xuất hiện và thời gian kéo dài của cơn đau để kịp thời nhận biết bệnh IBS. Thông thường, cơn đau bụng do IBS sẽ tái phát với tần suất phải ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài trong 3 tháng.
Người cao tuổi mắc IBS có thể có các triệu chứng đại tiện bất thường như khó đi, mót rặn hay cảm giác đi đại tiện không hết phân.
Điều này khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái, gây ảnh hưởng đến tâm lý, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS và ảnh hưởng đến sức khỏe người già.
Triệu chứng táo bón ở người cao tuổi mắc IBS có thể được giải thích bởi sự giảm nhu động ruột, và tiêu chảy có thể được giải thích bởi sự tăng nhu động ruột.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc IBS, bác sĩ sẽ dựa vào tính chất phân rắn hay lỏng và tần suất đi tiêu mà phân loại hội chứng ruột kích thích dạng táo bón hay tiêu chảy. Cần lưu ý rằng phân ở người mắc IBS không bao giờ có lẫn máu, nếu có máu phải nghĩ đến những bệnh lý nguy hiểm khác tại đường ruột.
Một số triệu chứng phổ biến khác cũng có thể xảy ra ở người mắc IBS mà khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng cần lưu ý:
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh đường ruột phổ biến, nhưng lại là bệnh lành tính. Đa số các trường hợp mắc IBS được phát hiện ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, chủ yếu là chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Tuy bệnh IBS không nguy hiểm nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người già.
Do đó, người cao tuổi mắc IBS cũng không được chủ quan mà cần nghiêm túc điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, để không làm các triệu chứng nặng thêm và kéo dài, gây ảnh hưởng đến chức năng những cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mắc hội chứng ruột kích thích đòi hỏi sự chú ý đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày như:
Đọc thêm:
Khi nói đến hội chứng ruột kích thích, điều quan trọng là phải nhận thức rằng mỗi cá nhân có thể trải qua các triệu chứng khác nhau và phản ứng khác nhau với từng phương pháp điều trị. Đặc biệt, các yếu tố như sức khỏe tổng thể, tình trạng dinh dưỡng, và các vấn đề sức khỏe tuổi già có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị IBS.
Vì vậy, ngoài việc hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh, việc thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ sẽ giúp xác định phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp nhất, đảm bảo rằng mọi can thiệp đều được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng người bệnh, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu gánh nặng của bệnh tật.
Theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng và chăm sóc sức khỏe gia đình nói chung!
Bài viết có sử dụng thông tin từ Trang tin Y Tế & Sức Khỏe Healthline.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Mắc Hội Chứng Ruột Kích Thích […]