Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 17
- 24.743
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Những người thoát khỏi tử vong, lại thường để lại nhiều di chứng nặng nề cả về thể chất, tinh thần cũng như trở thành gánh nặng cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình và xã hội. Do đó, việc nhận thức và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể giúp giảm thiểu đáng kể khả năng mắc phải đột quỵ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 thói quen phổ biến nhưng nguy hiểm mà ai cũng nên tránh để bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi nguy cơ đột quỵ.
Khi chăm sóc sức khỏe gia đình, những đối tượng sau có nguy cao bị đột quỵ:
Việc hiểu rõ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ này là rất quan trọng để chăm sóc gia đình và giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ.
Vào mùa hè với khí hậu nóng bức, việc sử dụng quạt điện hoạt điều hòa để làm mát là điều phổ biến. Tuy nhiên, nếu để quạt hoặc điều hòa thổi thẳng vào người trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở những người có sức khỏe yếu hoặc nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ.
Gió lạnh thổi trực tiếp có thể gây co mạch máu, làm giảm lưu thông máu và dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định. Điều này gây ra sự mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài cơ thể, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề tim mạch và đột quỵ.
Để bảo vệ sức khỏe gia đình, nên tránh để quạt hoặc điều hòa thổi thẳng vào người, đặc biệt là khi ngủ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và não bộ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của tim và mạch máu, làm cho cơ thể tiết ra quá nhiều adrenaline và norepinephrine khiến mạch máu co lại, hạn chế lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể.
Mặt khác, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh tim mạch khác, tất cả đều liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Do đó, mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi nên cố gắng ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ.
Đồng thời, việc duy trì thói quen ngủ đều đặn và tạo môi trường ngủ lý tưởng cũng rất quan trọng để chăm sóc sức khỏe gia đình và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Cơ thể cần nước để duy trì các chức năng sinh lý bình thường, bao gồm cả tuần hoàn máu và huyết áp. Thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng mất nước, làm tăng độ nhớt của máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ.
Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình, hãy đảm bảo các thành viên trong nhà uống đủ lượng nước hàng ngày theo đúng nhu cầu của từng lứa tuổi, để giữ cho cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ đột quỵ. Cũng cần lưu ý rằng, lượng nước cần thiết có thể thay đổi tùy theo hoạt động thể chất và điều kiện môi trường, ví dụ vào mùa hè hoặc khi hoạt động thể thao cơ thể dễ bị đổ mồ hôi, lúc này cơ thể cần bổ sung nhiều nước hơn.
Cảm xúc quá kích động, chẳng hạn như tức giận, lo lắng hay căng thẳng tột độ, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khi cơ thể rơi vào trạng thái kích động, hormone căng thẳng như adrenaline tăng cao, dẫn đến nhịp tim và huyết áp tăng đột ngột. Điều này gây áp lực lớn lên mạch máu, có thể dẫn đến vỡ mạch hoặc hình thành cục máu đông, rất dễ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt ở những người có sẵn các yếu tố nguy cơ.
Vì vậy, để giảm nguy cơ đột quỵ, trong cách chăm sóc sức khỏe gia đình cần lưu ý việc duy trì sự bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của người có yếu tố nguy cơ cao thông qua các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu.
Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ đột quỵ do lượng muối cao trong chế độ ăn gây tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ. Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước, làm tăng lượng máu và áp lực lên thành mạch máu. Tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu, làm tăng khả năng hình thành cục máu đông hoặc gây vỡ mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
Để bảo vệ sức khỏe gia đình, nên hạn chế lượng muối trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi và tránh thực phẩm chế biến sẵn.
Hút thuốc lá là một trong những thói quen có hại nhất cho sức khỏe gia đình, và hút thuốc có thể làm tăng 90% nguy cơ đột quỵ. Nicotine và các hóa chất có hại khác trong thuốc lá làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và gây tổn thương cho thành mạch máu.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây thiếu máu cục bộ – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.
Do đó, nếu gia đình có người hút thuốc, thì việc cai thuốc ngay lập tức là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người đó và những người thân xung quanh.
Theo nghiên cứu, người bị nghiện rượu nặng có nguy cơ đột quỵ lên đến 22% so với người bình thường. Uống rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp, làm tổn thương gan và gây ra tình trạng rung nhĩ, một loại rối loạn nhịp tim liên quan mật thiết đến đột quỵ.
Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ có thể có lợi cho tim mạch khi uống vừa phải, nhưng việc lạm dụng rượu chắc chắn sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe gia đình trước tác hại của rượu bia và giảm nguy cơ đột quỵ, nên hạn chế rượu hoặc tốt nhất là không uống rượu.
Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ ảnh hưởng sức khỏe gia đình. Việc ngồi nhiều, ít vận động không chỉ góp phần làm tăng cân mà còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh tim mạch, trong đó bao gồm cả đột quỵ.
Để giảm nguy cơ đột quỵ, mọi thành viên trong gia đình đều nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Chỉ cần 30 phút đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ mà còn làm tăng nguy cơ ung thư. Khi cơ thể có quá nhiều mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng, áp lực lên mạch máu và tim mạch tăng, dẫn đến nguy cơ tổn thương mạch máu và hình thành cục máu đông. Ngoài ra, béo phì còn có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.
Do đó, khi chăm sóc sức khỏe gia đình việc duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn là rất quan trọng.
Tắm ngay khi vừa đi nắng về là thói quen xấu ai cũng có thể vô tình mắc phải, làm tăng nguy cơ đột quỵ do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi cơ thể vừa tiếp xúc với nhiệt độ cao từ nắng nóng, các mạch máu giãn ra để giải phóng nhiệt, nếu tắm ngay bằng nước lạnh, sẽ khiến mạch máu co lại đột ngột, dẫn đến giảm lưu lượng máu và làm tăng áp lực lên tim mạch. Điều này có thể gây ra rối loạn tuần hoàn, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở những người có tiền sử tim mạch.
Để an toàn, người vừa đi nắng về nên đợi cơ thể hạ nhiệt từ từ trước khi tắm.
Đọc thêm:
Phòng ngừa đột quỵ bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen hàng ngày và chú trọng đến sức khỏe gia đình. Bằng cách tránh xa 10 thói quen gây hại được đề cập trong bài viết này, chúng ta không chỉ giúp bảo vệ và chăm sóc gia đình giảm nguy cơ đột quỵ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sức khỏe luôn là tài sản quý giá nhất và việc đầu tư vào lối sống lành mạnh hôm nay sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong tương lai. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng để bảo vệ bạn và những người thân yêu khỏi nguy cơ đột quỵ.
Để không bỏ lỡ những thông tin kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình bổ ích, hãy theo dõi Fanpage Facebook WeCare 247 bạn nhé.
Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Báo Tuổi Trẻ.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] Bên cạnh đó, uống nhiều rượu, bia còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa động mạch và bệnh về gan,… Vì vậy, không nên uống quá nhiều […]
[…] Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình: 10 Thói Quen Gây Đột Quỵ Nên Tránh […]