5 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm có chiều hướng gia tăng khi cơ thể già đi. Khi chưa có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, vô vàn câu hỏi được đặt ra về căn bệnh này.

Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp về bệnh tăng huyết áp. Hãy cùng WeCare 247 giải đáp các câu hỏi, tích lũy thông tin và kiến thức trong việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là bệnh có tính di truyền. Điều này có nghĩa, nếu cha mẹ mắc bệnh tăng huyết áp, khả năng cao các thế hệ sau cũng sẽ gặp tình trạng sức khỏe tương tự. Tuy nhiên, 10% người mắc bệnh tăng huyết áp do các nguyên nhân thứ phát hoặc do ảnh hưởng của các vấn đề khác trong cơ thể.

Hiểu về các nguyên nhân gây ra huyết áp cao giúp bạn biết rõ tình trạng bệnh, từ đó có kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả.

1.1. Bệnh thận

Các bệnh về thận, đặc biệt là suy thận có thể gây ra biến chứng là cao huyết áp.

Thận có nhiệm vụ đặc biệt giúp cân bằng huyết áp ở mức ổn định. Một khi thận bị tổn thương sẽ kéo theo sự suy giảm các chức năng thận, trong đó có khả năng điều hòa huyết áp. Sự phá vỡ thế cân bằng này khiến cho mức huyết áp bị tăng cao quá mức cho phép.

Nếu không có kế hoạch điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp phù hợp, có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe như bệnh tim hoặc đột quỵ.

Đo huyết áp thường xuyên để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Ngược lại, tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng của thận, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận.

Chức năng chính của thận là loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Để làm được điều này, thận phải cần đến sự hỗ trợ rất lớn từ các mạch máu. Theo thời gian, huyết áp cao không được kiểm soát có thể khiến các động mạch quanh thận bị hẹp, yếu hoặc cứng lại, dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho các mô thận. 

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nằm một chỗ
Nguồn: WeCare 247

Do đó, cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp để kiểm soát huyết áp, tránh kéo theo những bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe của thận.

1.2. Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra nhiều loại hormone cần thiết với cơ thể, trong đó có những hormone có vai trò kiểm soát huyết áp. Vì thế, bệnh lý tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp,… gây giảm hoặc tăng quá mức một số loại hormone liên quan sẽ khiến áp lực máu thay đổi.

Đây cũng là cơ chế được giải thích cho tình trạng tăng huyết áp do tinh thần căng thẳng kéo dài. Lúc này cơ thể giải phóng hormone adrenaline nhiều hơn, tăng nhu cầu oxy và dinh dưỡng tạm thời, tim phải bơm nhiều máu đến cơ quan này hơn và kết quả là tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Đo huyết áp thường xuyên để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Do đó, khi cơ thể tăng huyết áp do những ảnh hưởng của bệnh lý tuyến giáp, cần lên kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh lý đối với sức khỏe bệnh nhân.

1.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc chống nghẹt mũi và thuốc giảm cân, có khả năng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. 18,5% người trưởng thành bị tăng huyết áp đang sử dụng ít nhất 1 trong những loại thuốc kể trên. 

Cao huyết áp là tác dụng phụ của một số thuốc
Nguồn: Freepik

Nếu như bệnh nhân đang cần điều trị bệnh lý khác, có sử dụng một trong những loại thuốc làm tăng huyết áp như: amphetamines, Ritalin, corticosteroids, hormones (cả thuốc ngừa thai), cyclosporine, và erythropoietin, thì để kiểm soát áp lực máu, bệnh nhân cần sử dụng một liều thuốc cao hơn.

Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, hãy luôn nhớ rằng việc sử dụng các loại thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đúng cách.

1.4. Tăng huyết áp trong thai kỳ

Khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp thai kỳ. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. 

Tăng huyết áp thai kỳ nếu trong mức kiểm soát không gây nguy hiểm, tuy nhiên cần theo dõi, chăm sóc người bệnh tăng huyết áp thai kỳ nhằm phòng ngừa biến chứng như: tiền sản giật, sinh non, sinh con thiếu cân,… 

Phụ nữ có thai dễ mắc cao huyết áp
Nguồn: Freepik

Đọc thêm: Chăm Sóc Sức Khỏe Người Già: 6 Nguyên Nhân Gây Cao Huyết Áp Phổ Biến

2. Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp – Đo huyết áp như thế nào?

Một trong những việc cần làm khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đó là theo dõi chỉ số huyết áp bằng cách đo huyết áp thường xuyên. Sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân, bao gồm một ống nghe, băng quấn (cuff), đồng hồ, bơm và van, để kiểm tra chỉ số huyết áp một cách chính xác nhất.

Khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà, chúng ta cũng có thể tự đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử. Quy trình đo huyết áp tại nhà bằng máy đo điện tử được thực hiện như sau:

  • Quấn vòng bít (là vòng vải có thiết kế dạng tròn, có khoảng trống ở giữa để lồng vào cánh tay) với một lực vừa phải, không quá lỏng làm rơi rớt vòng, không quá chặt làm máu khó lưu thông.
  • Sau khi ổn định tư thế, thở đều, vòng bít đủ chặt, mở máy đo. 
  • Màn hình sẽ tự động hiện về số 0, sau đó người dùng sẽ cảm nhận được có một lực bơm khí đang liên tục ép vào cánh tay, cùng lúc đó màn hình máy đo liên tục hiển thị số tăng dần lên tới hơn 100.
  • Sau vài giây, bắt đầu xả hơi khỏi vòng bít. Số liệu từ từ ổn định lại đến khi dừng hẳn.
Đo huyết áp thường xuyên để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Các chỉ số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (ký hiệu: mmHg), với huyết áp tâm thu (áp lực cao hơn khi tim bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực thấp hơn khi tim dãn); ví dụ, 120/80mmHg, hoặc 120 trên 80 mmHg.

Người thân nên ghi chép lại chỉ số huyết áp một cách thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh, kịp thời phát hiện khi bệnh có dấu hiệu trở nặng và có kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất.

3. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện và điều trị tăng huyết áp của Mỹ (JNC) đã phân loại chỉ số huyết áp thành các ngưỡng như sau:

  • Huyết áp bình thường: dưới 120/80mmHg

  • Tiền tăng huyết áp: 120-139/80-89mmHg

  • Tăng huyết áp: trên 140/90mmHg

Đo huyết áp thường xuyên để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

Khi người bệnh có chỉ số huyết áp vượt khỏi mức an toàn, người nhà cần lưu ý đưa bệnh nhân đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra tình trạng bệnh và lên kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Đọc thêm: Chăm Sóc Người Bệnh Tại Nhà: 5 Chỉ Số Gia Đình Cần Quan Tâm

4. Cần điều chỉnh lối sống như thế nào để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp?

Trước khi người bệnh đạt mức huyết áp cao ( trên 140/90mmHg), chúng ta có thể áp dụng phương pháp điều chỉnh trong lối sống để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, nhằm giảm sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát huyết áp. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp là cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tốt nhất, giúp sớm đưa huyết áp của bệnh nhân trở về mức bình thường.

Theo đó, người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện nguyên tắc “3 tăng, 3 giảm” trong chế độ ăn của mình:

  • 3 tăng: tăng thực phẩm giàu canxi, tăng thực phẩm giàu kali và tăng nhóm thực phẩm có chứa các chất bảo vệ như rau xanh, rau có tinh bột, các loại đậu và trái cây.
Thực phẩm chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik
  • 3 giảm: Giảm lượng muối ăn vào; giảm chất béo; giảm uống rượu bia.

Ngoài ra, khi chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, cần tham khảo và sử dụng những loại thực phẩm phù hợp trong thực đơn chăm sóc người bệnh tăng huyết áp như: chuối, rau ăn lá, quả mọng, khoai tây,sữa,… 

Đồng thời, lưu ý tránh sử dụng những loại thực phẩm đại kỵ đối với tình trạng huyết áp cao điển hình như: thực phẩm mặn, thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp, thức ăn lên men, rượu bia, trà đặc,… để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất.

4.2. Tập luyện thể dục chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hữu hiệu mà không cần dùng thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là giúp điều hòa lượng cholesterol máu, kiềm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu, giảm sức cản máu ngoại biên, từ đó giảm huyết áp.

Các bài tập thể dục cho bệnh nhân tăng huyết áp cần được bác sĩ tư vấn để phù hợp với mức độ tăng huyết áp, giúp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tập thể dục để giảm thiểu nguy cơ mắc cao huyết áp
Nguồn: Freepik

Có 2 bài tập thường được áp dụng để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp độ I và độ II là đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ hoặc tập luân phiên giữa 2 bài tập cho phù hợp.

4.3. Giảm cân giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp

Tình trạng thừa cân béo phì có thể gây gián đoạn hô hấp khi ngủ và theo thời gian có thể khiến tình trạng huyết áp tăng mạnh hơn. Vì thế, cần kiểm soát cân nặng để phòng tránh các biến chứng của tăng huyết áp.

Hãy áp dụng các phương pháp giảm cân an toàn để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Với mỗi kg trọng lượng giảm, người bệnh sẽ giảm khoảng 1mmHg chỉ số huyết áp. 

Béo phì dễ dẫn đến cao huyết áp
Nguồn: Freepik

Thêm vào đó, người bệnh có thể cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và duy trì số đo vòng bụng với nam giới dưới 90cm và nữ giới là dưới 80cm để cải thiện tình trạng huyết áp tăng,

4.4. Hạn chế sử dụng các chất kích thích để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hiệu quả

Chất nicotin trong khói thuốc lá làm kích thích sản sinh adrenaline, vì vậy, hút thuốc lá làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn gây huyết áp cao. Huyết áp sẽ trở lại bình thường ở khoảng giữa những lần hút thuốc nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu người bệnh không bỏ hẳn thuốc lá. Vì vậy, nên bỏ hút thuốc để việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngưng hút thuốc lá để phòng tránh cao huyết áp
Nguồn: Freepik

Hạn chế uống đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu. Đối với nam giới, không uống quá 2 ly rượu vang mỗi ngày. Đối với nữ giới hoặc người già trên 65 tuổi, không uống quá 1 ly rượu vang 1 ngày. Đây là mức độ sử dụng phù hợp để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Hạn chế uống rượu khi mắc cao huyết áp
Nguồn: Freepik

Nếu không có kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp hiệu quả ngay từ đầu và chỉ số huyết áp của người bệnh vượt mức 140/90mmHg, bệnh nhân sẽ cần điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Đọc thêm: Chăm Sóc Người Bệnh Tăng Huyết Áp: 4 Cách Hạ Huyết Áp Tự Nhiên & An Toàn

5. Khi nào thì cần gặp bác sĩ để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất?

Khi chỉ số huyết áp vượt quá mức bình thường, hoặc được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời lên kế hoạch điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp một cách tốt nhất.

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều chỉnh chế độ chăm sóc người bệnh tăng huyết áp trong các trường hợp sau:

5.1. Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà nhưng không hiệu quả

Quá trình điều trị tăng huyết áp không có kết quả tốt, cơ thể bệnh nhân không đáp ứng tốt với phương án điều trị, huyết áp vẫn duy trì ở mức cao. Trong trường hợp này, có thể những rối loạn khác trong cơ thể gây tăng huyết áp. Do đó, cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe tổng thể, ngăn chặn việc phát triển các bệnh lý nghiêm trọng khác trong cơ thể.

Đo huyết áp thường xuyên để chăm sóc người bệnh tăng huyết áp
Nguồn: Freepik

5.2. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị

Khi bệnh nhân gặp các tác dụng phụ của thuốc điều trị, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp cho việc chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Đọc thêm: 

WeCare 247 hy vọng rằng, thông qua việc giải đáp những câu hỏi phổ biến về bệnh tăng huyết áp, bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp và cách chăm sóc người bệnh nói chung hoặc có nhu cầu đăng ký đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:

  1. Website: WeCare 247
  2. Hotline: 1900 5247
  3. Facebook: WeCare 247  

Bài viết có tham khảo thông tin từ Website của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Đánh giá bài viết

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết khác

Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Thực Đơn Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình: 5 Loại Gia Vị Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh & Làm Chậm Lão Hóa
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi: 5 Hội Chứng Lão Khoa Thường Gặp
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Với Top 10 ​​Thực Phẩm Tăng Cường Trí Nhớ (Phần 2)
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] già mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, suy tim, nhồi máu cơ tim,…sẽ có nguy cơ mắc […]

[…] sóc sức khỏe người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận, chứng thừa vitamin D và […]