Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
- 9
- 24.392
Theo thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp mắc bệnh gút là nam giới ở độ tuổi ngoài 40. Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người già. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiến thức về bệnh và những phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bệnh gút là một dạng viêm khớp xảy ra do sự tích tụ quá mức của axit uric trong cơ thể, gây ra các cơn đau nhức, sưng và đỏ tại các khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái. Axit uric là sản phẩm phụ của quá trình phân giải purine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống như thịt đỏ, hải sản và rượu. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao sẽ gây hiện tượng kết tinh và lắng đọng tại các khớp, gây viêm và đau.
Bệnh gút thường liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, và các bệnh lý do sức khỏe tuổi già khác như béo phì, cao huyết áp và tiểu đường.
Khi tuổi tác tăng lên, chức năng thận suy giảm, làm giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ axit uric trong máu và hình thành tinh thể urat trong khớp.
Người cao tuổi thường có thói quen ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ nhiều thịt đỏ, hải sản và rượu bia – các thực phẩm giàu purin, làm tăng nồng độ axit uric.
Tình trạng thừa cân, béo phì cùng với lối sống ít vận động ở người già làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Người cao tuổi có thể mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình bị gút, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút cần hạn chế các thực phẩm giàu purin vì chúng sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản (tôm, cua, cá), nội tạng động vật (gan, tim, thận) và các loại đậu nành nên được hạn chế. Việc kiểm soát chế độ ăn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người già, ngăn ngừa bệnh gút tái phát và kiểm soát triệu chứng.
Người cao tuổi bị bệnh gút nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ không chỉ giúp cơ thể giảm hấp thụ purin từ thức ăn, mà còn hỗ trợ quá trình đào thải axit uric qua thận. Đồng thời, chế độ ăn giàu chất xơ khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa khác.
Đường, đặc biệt là các loại đường đơn (như fructose có trong nước ngọt và đồ ngọt) và đường tinh luyện, có thể làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút cần hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường, như bánh kẹo, nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ gây ra cơn đau do gút mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý khác như tiểu đường, béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người già.
Người cao tuổi bị bệnh gút nên uống nhiều nước, ít nhất 2-3 lít mỗi ngày, để giúp thận hoạt động tốt hơn và tăng cường đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Nước giúp pha loãng nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa hình thành tinh thể urat gây đau tại các khớp. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước ép trái cây tươi ít đường và các loại trà thảo mộc để tăng cường quá trình trao đổi chất.
Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút cần tuyệt đối tránh rượu bia, vì chúng cản trở quá trình thải axit uric qua thận, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Đặc biệt, bia chứa nhiều purin, làm nguy cơ tái phát cơn gút cao hơn. Ngoài ra, việc tiêu thụ rượu bia còn ảnh hưởng đến chức năng gan và thận, khiến người cao tuổi đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe tuổi già khác như suy gan, suy thận và các bệnh tim mạch.
Người cao tuổi bị bệnh gút nên duy trì việc tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ thải axit uric và giảm nguy cơ tích tụ tinh thể urat trong khớp. Đồng thời, việc tập luyện đều đặn còn giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong việc duy trì cân nặng hợp lý và giảm căng thẳng.
Người cao tuổi bị bệnh gút cần tránh các bài tập cường độ cao hay gây áp lực lên các khớp bị ảnh hưởng, như chạy nhanh, nâng tạ nặng hay các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh. Các hoạt động quá sức có thể làm tổn thương khớp, gia tăng viêm và kích hoạt cơn đau do gút.
Việc tập sai cách, sử dụng sai tư thế có thể làm tăng áp lực lên các khớp vốn đã bị ảnh hưởng do gút. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc hạ axit uric thường được kê để kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa tái phát bệnh gút ở người cao tuổi. Việc sử dụng thuốc đúng cách là yếu tố quan trọng trong cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút.
Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi liều hoặc ngừng thuốc mà không có chỉ định y khoa.
Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát viêm và làm tăng mức axit uric trong máu, làm gia tăng các triệu chứng bệnh gút ở người cao tuổi. Vì vậy, việc tạo môi trường sống thoải mái, khuyến khích giao tiếp với gia đình và bạn bè cũng là những cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả giúp nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần.
Chế độ ngủ nghỉ hợp lý rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút. Người bệnh nên thiết lập giờ ngủ đều đặn, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Kiểm soát cân nặng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút. Thừa cân làm tăng áp lực lên các khớp và gia tăng sản xuất axit uric trong cơ thể, gây ra các cơn đau gút nghiêm trọng hơn.
Việc kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ giúp người cao tuổi phát hiện sớm các biến chứng như tổn thương khớp, suy thận, và các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, theo dõi nồng độ axit uric trong máu là điều rất quan trọng để điều chỉnh chế độ ăn uống, cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và lựa chọn thuốc men phù hợp.
Đọc thêm:
Nhìn chung, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bị bệnh gút rất cần sự quan tâm và kiên trì từ gia đình và bản thân người bệnh. Sự chăm sóc tận tâm sẽ giúp người bệnh giảm thiểu cơn đau do gút và duy trì sức khỏe lâu dài.
Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sức khỏe hoặc muốn đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà vui lòng bấm theo dõi hoặc liên hệ chúng tôi qua:
|
Bài viết có sử dụng thông tin từ website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Báo Sức Khỏe & Đời Sống.
Đánh giá bài viết
Hotline: 1900 5247
Văn phòng: 171 Trần Não, Quận 02, TP. HCM
Mã số doanh nghiệp: 0314709929
Email: info@wecare247.com.vn
[…] 5 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Bị Bệnh Gút […]